Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1912 |
Tổng truy cập : | 560,033 |
Chăn nuôi
Một số điểm cần lưu ý khi tiêu hủy gia súc gia cầm mắc bệnh
Hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi tiêu hủy gia súc gia cầm mắc bệnh: Đối tượng cần tiêu huỷ khi có dịch; Bảo hộ cho người trực tiếp làm việc giết, chôn, huỷ; Giết, chuyên chở gia súc, gia cầm đến nơi tiêu huỷ; Lựa chọn địa điểm chôn thích hợp.
1. Đối tượng cần tiêu huỷ khi có dịch
Xác gia súc, gia cầm bị dịch hoặc nghi mắc bệnh có lệnh phải tiêu hủy; Phân, rác, thức ăn dư thừa trong chuồng; Vật dụng rẻ tiền mau hỏng sử dụng trong chăn nuôi.
2. Bảo hộ cho người trực tiếp làm việc giết, chôn, huỷ
Cấm những người không có phận sự vào khu vực chôn lấp;Thú y viên hoặc những người được phân công tiêu huỷ phải được cung cấp quần áo bảo hộ bằng nhựa PPE, kính, găng tay, ủng, mũ chùm đầu đủ đảm bảo để tránh nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh; Sau khi làm việc phải tắm giặt, rửa mặt, rửa tay bằng xa phòng, thay quần áo; Không được phép ăn uống khi đang làm việc; Súc miệng bằng listerine sau khi làm việc;
3. Giết, chuyên chở gia súc, gia cầm đến nơi tiêu huỷ
- Gia súc, gia cầm phải được làm chết trước khi tiêu huỷ;
- Gia cầm được giết bằng cách làm trật khớp cổ, bỏ vào bao nylon. Khi đầy bao, dùng dây cột chặt miệng bao, xếp thành đống chờ vận chuyển đến nơi tiêu huỷ;
- Gia súc được làm chết bằng cách dùng búa đập vào đầu; Xác gia súc, gia cầm được xếp vào xe, phun thuốc sát trùng (chlorine hoặc glutaraldehyde) lên bề mặt đống xác trước khi vận chuyển đến nơi chôn; Thùng xe chở xác gia súc, gia cầm cần kín, không để phân, xác gia cầm rơi dọc đường vận chuyển; Cần phải có xe cảnh sát đi kèm để giảm đến mức thấp nhất việc xẩy ra tai nạn và để ngăn chặn sự vi phạm an toàn sinh học;
- Việc tiêu huỷ cần hoàn thành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa cơ hội phát tán của mầm bệnh. Nếu việc tiêu huỷ chậm chễ, xác gia súc, gia cầm phải được phun thuốc sát trùng chlorine hoặc glutaraldehyde đồng thời ngăn ngừa các loài vận nuôi khác, động vật hoang dã, côn trùng và chim tiếp súc.
4. Lựa chọn địa điểm chôn thích hợp
Chôn lấp gia cầm tại nơi có dịch xẩy ra ( trang trại)
Biện pháp này có ưu điểm là hạn chế sự phát tán mầm bệnh khi vận chuyển xác gia súc, gia cầm. Các trại chăn nuôi có diện tích lớn, cách xa khu dân cư có thể chôn lấp gia cầm ngay trong trang trại. Hố chôn cách khu chăn nuôi, nguồn nước giếng và nơi ở của công nhân ít nhất 50 – 100m, tuỳ thuộc vào số lượng gia súc gia cầm cần chôn lấp. Nên chôn xác gia cầm trong khu vực có nhiều cây cối ( cây lấy gỗ, lấy nhựa hoặc cây ăn quả) để quá trình vô cơ hoá trong hố chôn xẩy ra nhanh chóng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Chôn lấp trong khu vực quy hoạch
- Đường vào khu chôn lấp phải đảm bảo cho việc vận chuyển xác gia súc, gia cầm hoặc các thứ cần chôn dễ dàng;
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các đô thị, các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, công trình văn hoá, khu du lịch, chùa chiền, bệnh viện, trạm y tế phải từ 3.000m trở lên; Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư phải trên 300m; Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình khai thác nước ngầm, nước bề mặt phụ vụ cấp nước cho sinh hoạt (ăn uống, tắm, giặt…): từ 50 – 100m; Khoảng cách từ bãi chôn lấp tới nguồn nước xung quanh (nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản): từ 30m trở lên.
Đào hố chôn
Kích thước của hố chôn phụ thuộc khối lượng các chất cần chôn. Hố chôn không rộng quá 3m, chiều sâu 1,5 – 3m ( tuỳ vào mực nước ngầm), chiều dài không cố định; Tính toán kích thước hố chôn: Thể tích hố gấp 3-4 lần khối lượng cần chôn. Ví dụ kích thước hố:
- Chôn 1 tấn gia súc, gia cầm ( 500 – 700con gia cầm/ hố hoặc 15- 20 lợn/ hố) kích thước hố: sâu (1,5 – 2m) x rộng (1,5-2m) x dài (1,5 -2m);
- Chôn 5 tấn gia súc, gia cầm ( 2500 – 3500con gia cầm/ hố hoặc 100- 120 lợn/ hố) kích thước hố: sâu (2 – 3m) x rộng (2,5 -3m) x dài (3 -4m)
- Chôn 10 tấn gia súc, gia cầm ( 5000 – 7000con gia cầm/ hố hoặc 200- 250 lợn/ hố) kích thước hố: sâu (2 -3m) x rộng (2,5 -3m) x dài (6 -7m)
- Số lượng gia súc gia cầm được chôn lấp/ hố càng lớn thì khoảng cách an toàn ( cách nhà dân, nguồn nước …) càng xa.
Trình tự chôn lấp
- Hố được đào xong (bằng máy hoăc bằng tay);
- Rải một lớp vôi bột (1kg/ 1m2 diện tích đáy hố chôn);
- Không cần dùng xăng đốt các chất trong hố chôn;
- Đổ các bao nylon chứa xác gia súc, gia cầm xuống hố, Phun thuốc sát trùng (chlorine, glutaraldehyde hoặc vôi bột trên bề mặt đống gia cầm); dồn đất xuống hố, nén chặt; Đắp thêm đất trên mặt hố.
- Lớp đất trên yêu cầu tối thiểu cao hơn mặt đất 60cm – 1m; Rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố và phun thuốc sát trùng (nhóm chlorin, Iodine hoặc glutaraldehyde) khu vực vừa xử lý;
Kiểm tra sau khi chôn lấp
- Khu vực chôn lấp phải được kiểm tra 1 tuần / lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp. Nếu phát hiện thấy hiện tượng lún, sụp, bốc mùi hôi cần có biện pháp xử lý: lấp đất, phun thuốc sát trùng…
- Các hộ gia đình hoặc các trang trại cách hố chôn < 100m, cần lấy mẫu kiểm tra nguồn nước sau khi chôn lấp và kiểm tra lại 6 tháng / lần để kịp thời phát hiện ô nhiễm nguồn nước, có biện pháp xử lý;
- Mẫu nước yêu cầu được kiểm tra các chỉ tiêu COD, BOD, TN, TP , E.coli và mầm bệnh (Nguồn Cục Thú y).
11729-ntm.002575_mot-so-diem-can-luu-y-khi-tieu-huy-gia-cam-mac-benh.pdf