Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 403
Tổng truy cập : 562,365

Trồng trọt

Một số loài côn trùng thiên địch bắt mồi trên đồng ruộng

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới nền sản xuất bền vững, an toàn. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh hại giảm sử dụng hóa chất là hướng được ưu tiên lựa chọn. Biện pháp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại là một biện pháp có ưu thế an toàn, bền vững, cân bằng hệ sinh thái. Một số loài côn trùng thiên địch thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng cần được bảo vệ và nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.


1. Các loài bọ rùa

Bọ rùa (bao gồm một số loài bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm) cả trưởng thành và ấu trùng của bọ rùa đều ăn rầy, rệp, sâu non (như sâu tơ trên cây họ thập tự) mỗi con bọ rùa 6 chấm tuổi 4 có thể 45 ấu trùng rệp muội/ngày, bọ rùa đỏ có thể ăn 38 ấu trùng rệp muội/ngày (theo Viện Bảo vệ thực vật, năm 1998). Các loài bọ rùa có trên cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả, cà phê, chè, cánh đồng rau…do đó bà con nông dân cần bảo vệ các loài bọ rùa để giảm bùng phát các loài rầy, rệp gây hại cây trồng.

2. Các loài nhện

Nhện bao gồm nhiều loài như nhện lycosa, nhện linh miêu, nhện nhảy, nhện lưới, nhện chân dài, nhện lớn bắt mồi…). Các loài nhện đều ăn rầy, rệp, sâu non sâu đục thân, sâu non sâu ăn lá. Mỗi ngày nhện lycosa có thể ăn 5-15 con mồi mỗi ngày (theo Các côn trùng nhện và nguồn bệnh có ích, năm 2019), chúng sống trên ruộng lúa có thể bắt mồi trước khi chúng phát sinh thành dịch.

Các loài nhện có xuất hiện trên cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả, vườn cà phê, cánh đồng rau, chè…

3. Các loài khác

Bọ cánh cứng ba khoang tấn công tổ sâu cuốn lá, hoặc sâu non bộ cánh vảy. Chúng thường có trên ruộng lúa, ruộng cây rau hay một số cây trồng khác.

Bọ đuôi kìm: Thường sống ở ruộng khô, làm tổ dưới đất ở gốc lúa, chúng hoạt động ban đêm chui rúc vào các rãnh để tìm sâu đục thân hoặc tìm sâu cuốn lá, chúng có thể ăn 20-30 con/ngày.

Kiến ba khoang: Thường ẩn trong bờ cỏ, đống rơm mục nát hoặc làm tổ dưới đất. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ ăn thịt từng con. Chúng có thể ăn 3-5 con/ngày, chúng xuất hiện trên ruộng lúa và ruộng cây màu khác.

Kiến ăn thịt: Các loài kiến lửa nếu đốt vào chân người rất đau, làm tổ trên ruộng khô hoặc bờ ruộng, loài kiến này ăn nhiều loài côn trùng sâu hại và động vật nhỏ, loài kiến này có xuất hiện trên cánh đồng lúa, vườn cà phê, chè, cây ăn quả, điều… một tổ kiến có hàng ngàn kiến thợ và kiến lính nên khả năng tiêu diệt các loài côn trùng sâu hại khá cao.

 

59213-ntm.002645_mot-so-loai-con-trung-thien-dich-bat-moi-tren-dong-ruong.pdf


Nguyễn Thị Thuỳ