Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1424
Tổng truy cập : 558,329

Chăn nuôi

Một số lưu ý chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn chuyển mùa

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học để người dân áp dụng đồng bộ cho chủ động chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái trong giai đoạn chuyển mùa


Một số lưu ý chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn chuyển mùa

 

Theo dự báo thời tiết khí hậu năm nay có chiều hướng diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa thời tiết thay đổi đột ngột, bất thường, ngày nóng nắng, đêm gió lạnh kéo theo mưa phùn.

Do tác động của thời tiết làm cho đàn lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ rất dễ bị nhiễm bệnh như các bệnh; Tai xanh, Lở mồm long móng, đặc biệt là 4 bệnh đỏ (Tụ huyết trùng, Dịch tả, Phó thương hàn, Đóng dấu). Ở đàn lợn con theo mẹ hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli,...

Để chủ động chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái người chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Cụ thể cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp sau;

1. Chuồng trại

Xây dựng chuồng trại theo hướng Đông Nam là tốt nhất, để tránh mưa tạt, gió lùa. chuồng nuôi luôn ấm vào mùa đông và mát về mùa hè, nền chuồng nên làm cao ráo đảm bảo thoát nước tốt, phải có hệ thống xử lý chất thải. Mái hiên cách mặt đát tối đa 1,8m, có rèm che xung quanh khi thời tiết thay đổi. Chuồng nuôi nái sinh sản phải có ô úm để sưởi ấm đàn lợn con theo mẹ (nhất là những ngày đầu lợn con mới sinh ra và trời giá rét). Vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông chăn nuôi lợn nái trên nền đệm lót sinh học là rất phù hợp đảm bảo đủ nhiệt độ, nền đệm lót luôn ấm, hạn chế đàn lợn mắc bệnh viêm phổi và lợn con ỉa phân trắng.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho đàn lợn nái, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng phù hợp với từng giai đoạn. Cho ăn đúng khẩu phần đặc biệt chú ý cho ăn đủ vtamin và khoáng chất. Thiếu khoáng xương lợn con phát triển kém, lợn nái có chửa nguy cơ gây bại liệt. Thiếu vitamin lợn con phát triển chậm, sức sống kém. Không cho ăn quá nhiều tinh bột để chống béo, khó đẻ.

- Mức ăn cho lợn nái chửa còn tùy thuộc vào thể trạng của con nái: nái quá gầy phải cho ăn thêm thức ăn tinh, nái quá béo phải giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô xanh. Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 150C, cần cho lợn nái ăn thêm 0,2 – 0,3 kg/con/ngày so với mức ăn bình thường của nó để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống rét.

- Đặc biệt đối với lợn con theo mẹ đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn con sơ sinh ngày đầu đảm bảo nhiệt độ 350C. cứ mỗi ngày sau đó giảm đi 20C, đến ngày thứ 8 trở ra nhiệt độ trong ô úm là 23 – 250C

- Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt. Cố định đầu vú cho lợn con để tạo sự đồng đều trong đàn.

- Tiêm phòng sắt cho lợn con: lần 1 khi lợn con được 3 ngày tuổi và lần 2 khi lợn con được 7 ngày tuổi.

- Cho lợn con tập ăn sớm khi lợn được 7 – 15 ngày tuổi (tùy theo giống). Thức ăn tập cho lợn con ăn sớm phải đảm bảo sạch sẽ, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu.

- Phòng bệnh phân trắng cho lợn con theo mẹ: cho lợn mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng, giữ chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh gió lùa đột ngột và giữ ấm cho lợn con, tuyệt đối không tắm cho lợn con và cho lợn con ăn thức ăn dễ tiêu.

3. Vệ sinh phòng bệnh;

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ theo đúng quy định của cơ quan thú y.

- Hạn chế tối đa người ra vào khu vực chăn nuôi.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ.

- Định kỳ phun hóa chất sát trùng chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi tuần 1 – 2 lần.

- Thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe của đàn lợn có hiện tượng như; bỏ ăn, sốt, ho, tiêu chẩy ... để báo cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y có thẩm quyền xử lý kịp thời tránh làm lây lan dịch ra diện rộng.

 42914-ntm.003118_mot-so-luu-y-cham-soc-va-nuoi-duong-lon-nai-giai-doan-chuyen-mua.pdf


KS. Phạm Thị Xuyên