Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1916
Tổng truy cập : 560,039

Chăn nuôi

Một số lưu ý trong kỹ thuật xây dựng chuồng trại và chọn giống thỏ nuôi sinh sản

Chia sẻ một số lưu ý trong kỹ thuật xây dựng chuồng trại: làm cũi lồng, đáy lồng chuồng, máng thức ăn tinh, giá thức ăn thô, máng uống, ổ đẻ. Kinh nghiệm chọn giống thỏ nuôi sinh sản: chọn theo gia phả, chọn theo đặc điểm cá thể.


Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Tuy nhiên để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao, khâu đầu tiên cần chú ý là kỹ thuật làm chuồng trại và chọn giống thỏ

1. Làm chuồng thỏ

Chuồng  nuôi thỏ cần đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

* Cũi lồng

- Vật liệu: bằng tre, gỗ, sắt hoặc inox.

- Mái che thoáng mát, chống nóng tốt không ảnh hưởng đến sức khỏe thỏ.

- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng dễ chăm sóc.

- Thỏ không chui lẫn đàn, ra ngoài và tránh không cho chuột chui vào.

- Phải bền vững, chắc chắn, rẻ tiền và thuận tiện khi sửa chữa.

* Đáy lồng chuồng

- Nhẵn, phẳng, êm, có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng.

- Làm bằng nan tre, gỗ rộng 1,4 – 1,5cm kết thành phên có khe hở 1,25cm.

- Có thể làm bằng lưới mắt cáo, ô vuông loại dày 3 – 4mm, lỗ lưới rộng 1,25 x 1,25mm.

* Máng thức ăn tinh

Làm bằng sành, xứ, xi măng, hình tròn, oval dẹt.

- Bằng gỗ, tôn, sắt... hình khối hộp chữ nhật dài 35 – 40cm, miệng rộng 10 – 12cm, cao 5 – 7cm.

- Máng thức ăn tinh tự động bằng kim loại, gỗ.

* Giá thức ăn thô

- Có kết cấu hình chữ V, các nan nằm theo chiều lên xuống để tránh cỏ lọt ra ngoài.

- Khe hở giữa các nan rộng 2,2 – 2,5cm để thỏ có thể tự rút rau lá cỏ để ăn, không cào bới ra ngoài hoặc chui vào trong làm bẩn thức ăn.

- Giá thức ăn thô phải gắn vào thành lồng phía trước so le với vị trí đặt máng thức ăn tinh ở phía trong.

* Máng uống

- Bằng sành xứ, xi măng cao 8 – 10cm, rộng 10 – 15cm.

- Chai thủy tinh dốc ngược chống bằng cái que trên bát, khay sành.

- Van nước tự động bằng ống kim loại.

* Ổ đẻ: dành cho thỏ cái có kích thước khoảng dài 50cm, rộng 35cm có nắp đậy, đáy ổ lót cỏ khô, rơm, là nơi thỏ mẹ đẻ và nuôi con đến ít nhất 20 ngày tuổi.

2. Chọn giống

* Chọn theo gia phả

- Là cách chọn giống dựa vào sổ sách, lý lịch được ghi chép lại của các thế hệ trước (ông bà, cụ kỵ, cha mẹ,…), các thế hệ cùng thời (anh, chị, em,…), chủ yếu căn cứ khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản.

- Cách thực hiện: thông qua số liệu ghi chép chọn từ những đàn mà thỏ mẹ có tỉ lệ thụ thai trên 70%, đẻ 6 - 7 lứa/năm, mỗi lứa bình quân đạt 6 - 7 con. Tỉ lệ nuôi sống thỏ con (từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi) đạt 80% trở lên, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường tốt, khỏe mạnh, không bệnh tật, tăng trọng bình quân 30 g/con/ngày.

- Chỉ chọn thỏ giống từ những đàn con ở lứa thứ 2 - 3 trở đi.

* Chọn theo đặc điểm cá thể

Về ngoại hình

+ Chọn những con giống có đặc điểm ngoại hình phù hợp với đặc điểm giống; có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và dày, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang.Tứ chi khỏe mạnh và không dị tật.

+ Riêng đực giống đặc điểm đầu to hơn, tai dày, dựng đứng chữ V, lưng phẳng, hơi khum về phía mông, dịch hoàn rõ, đều…

+ Chọn thỏ cái giống phải có lưng thẳng, bốn chân khỏe, vững chắc, mông nở, xương chậu rộng, có 8 – 10 vú cân đối.

- Khả năng sinh trưởng

+ Chọn những con có trọng lượng sau cai sữa (30 ngày) đạt 500 – 600 gram; Thỏ hậu bị (6 tháng tuổi) trọng lượng đạt từ 2,6 – 2,8 kg/ con (phù hợp với đặc điểm giống).

+ Thỏ đực và thỏ cái phải chọn ở các đàn khác nhau, nếu phối cận huyết thống dễ sinh ra đàn con yếu ớt, dị tật.

 

63245-ntm.002459_mot-so-luu-y-trong-ky-thuat-xay-dung-chuong-trai-va-chon-giong-tho-nuoi-sinh-san.pdf


Nguyễn Thị Dịu