Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1867 |
Tổng truy cập : | 559,963 |
Trồng trọt
Nguyên nhân dừa bị rụng trái non và thuốc đặc trị
Hiện tượng rụng trái non ở dừa chia làm 3 trường hợp với các nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh lý của cây dừa để biết nguyên nhân và đưa ra cách chữa phù hợp. Để hạn chế tình trạng rụng trái ở cây dừa, bà con cần vệ sinh vườn dừa, không trồng dừa với mật độ quá dày.
Dừa bị rụng trái non là một hiện tượng sinh lý bình thường ở cây dừa, đặc biệt là ở các cây dừa non mới ra trái lứa đầu. Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng dừa ẻo.
Trường hợp 1:
Rụng trái sinh lý là hiện tượng bình thường trong quá trình sinh trưởng của cây dừa, đặc biệt là ở những cây dừa mới cho ra trái. Trái non hình thành sau khoảng 60 ngày thì bắt đầu rụng, tỷ lệ rụng rất cao, thậm chí rụng gần hết buồng. Trái thường bị đứt khỏi cuống và chỉ còn các lá bao cuống ở trên cây.
Cách xử lý: Với trường hợp này thì bà con không phải quá lo lắng. Chỉ sau một vài mùa vụ, hiện tượng này sẽ ngưng hẳn và cây dừa cho quả bình thường.
Lưu lý: Bà con cần bón bổ sung canxi (vôi hay các chế phẩm chứa canxi), kali, phân hữu cơ và tưới nước đầy đủ vào mùa khô cho dừa.
Trường hợp 2:
Lúc mới hình thành, trái có màu xanh lá cây bình thường hoặc nâu, tuy nhiên càng phát triển, thì cuống lá chuyển dần qua sẫm rồi đen. Vùng đen này lan dần vào trong, thậm chí còn làm cơm dừa bị thối rữa. Lúc này, từng trái riêng lẻ hoặc cả buồng trái sẽ bị rụng.
Cách xử lý: Với trường hợp này sẽ chia làm 2 nguyên nhân phổ biến:
- Do thời tiết và thổ nhưỡng: Nếu trái rụng vào mùa mưa, nhiều đợt mưa kéo dài, nguyên nhân có thể là do cây bị úng bởi đất thoát nước không tốt. Trong thành phần đất thiếu nguyên tố kali cũng có thể là một nguyên nhân. Một nguyên nhân nữa là do cây bị thừa đạm. Với trường hợp này bà con cần bón phân đúng liều lượng và chia làm nhiều lần bón trong năm (từ 4 – 6 lần/năm), bổ sung phân hữu cơ cho cây hàng năm từ 15-20 kg/cây/năm,
- Do cây bị nấm gây hại: Cần xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt nấm, phổ thuốc diệt nấm phải bao phủ dòng nấm Fusarium. Bà con có thể dùng BORDEAUX nồng độ 1% phun lên cuống buồng và cuống trái.
Trường hợp 3:
Trái rụng nhiều, mặc dù trời không mưa và bà con đã thử bón muối, xử lý thuốc diệt nấm, bón kali nhưng tình trạng rụng trái không được khắc phục. Trường hợp này có khả năng là do yếu tố giống không đảm bảo. Khi cây mẹ có đặc tính thường xuyên rụng quả, thì cây con cũng mang đặc tính di truyền này.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng rụng trái ở cây dừa, bà con cần vệ sinh vườn dừa, không trồng dừa với mật độ quá dày. Khi dừa mới bắt đầu nở hoa thì tiến hành xé mo nang dừa. Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi sâu bệnh bộc phát thành dịch.
79138-ntm.002960_nguyen-nhan-dua-bi-rung-trai-non-va-thuoc-dac-tri.pdf