Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 537
Tổng truy cập : 562,827

Chăn nuôi

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tỷ lệ đẻ giảm ở lợn nái

Tìm hiểu về tình trạng tỷ lệ đẻ giảm ở lợn nái: chuẩn đoán và phân tích tỷ lệ đẻ sụt giảm bằng cách kiểm tra máu, việc cấp cám trong thời kì nái heo nuôi con, các vấn đề về sinh sản và di chuyển sau khi phối giống


Tỷ lệ đẻ sụt giảm thường do nguyên nhân bệnh hoặc quản lý gây nên. Thông thường, tỷ lệ đẻ bị sụt giảm không chỉ do một nguyên nhân mà là từ nhiều nguyên nhân tổng hợp lại.

1. Chẩn đoán và phân tích bệnh bằng cách kiểm tra máu

Tỷ lệ đẻ sụt giảm thường do nguyên nhân bệnh hoặc quản lý gây nên. Thông thường, tỷ lệ đẻ bị sụt giảm không chỉ do một nguyên nhân mà là từ nhiều nguyên nhân tổng hợp lại. Chính vì vậy, ta phải xem xét tất cả các nguyên nhân từ kỹ thuật chẩn đoán, ghi chép đến quản lý. Dựa vào các nguyên nhân để điều trị bệnh hoặc cải thiện việc quản lý để giúp tỷ lệ đẻ được nâng cao.

Một số các bệnh ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ có thể kiểm tra được bằng xét nghiệm máu là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), cúm heo (SIV)… Để giảm ảnh hưởng từ các loại bệnh này ta cần xử lý bằng các biện pháp sau:

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp: Để heo hậu bị mới nhập thích nghi với môi trường nuôi mới ở trại thì cần có thời gian cách ly heo và thực hiện chương trình vắc-xin. Hậu bị trước khi nhập vào bầy nái của trại cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Dĩ nhiên, việc tiêm vắc-xin là tốn kém, nhưng so với các thiệt hại do bệnh gây ra thì chi phí vắc-xin sẽ kinh tế hơn.

Bệnh cúm heo: Cúm heo có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống nuôi dưỡng trong trại. Có một số trại trước khi nhận biết được trong trại mắc bệnh thì tỷ lệ mang thai đã giảm khoảng 35~40%. Tỷ lệ heo bị rối loạn chu kỳ lên giống ở mức cao.

2. Cấp cám

Đa số các nguyên nhân khiến nái lên giống lại chậm là vấn đề liên quan có từ thời kì nái nuôi heo con. Nái trong thời kì nuôi con cần được cung cấp cám đầy đủ theo trạng thái sức khỏe, thể trạng. Có hai lý do khiến nái không ăn đúng lượng cám thích hợp dành cho mình. Có thể là do nhiệt độ trong chuồng trại quá cao hoặc lượng cám cung cấp không đủ. Nếu nhiệt độ bên ngoài liên tục cao trên 300C thì nhiệt độ trong chuồng trại nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Khi đối mặt với tình trạng như vậy thì việc duy trì nhiệt độ mát mẻ trong chuồng không dễ dàng và có lúc chuồng trại sẽ bị nóng. Người quản lý cần phải quan sát heo để điều chỉnh hệ thống thông gió làm mát. Không nên dựa vào nhiệt độ bên ngoài để điều chình mà cần theo dõi heo, nhìn số lần heo thở/phút để điều chỉnh. Ví dụ, khi vào chuồng lúc 10 giờ sáng, nếu thấy heo thở  khoảng 40 lần/phút thì đó là con số quá cao. Cần huấn luyện nhân viên quản lý nhiệt độ cơ bản của trại đẻ. Không chỉ quan tâm tới nhiệt độ cho nái mà cần phải đảm bảo đủ ấm cho heo con.

Cần chuẩn bị đầy đủ cám cho nái nuôi heo con để lúc nào nái cũng có thể ăn cám một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ở những trại quy mô lớn thì việc đáp ứng đầy đủ cám cho nái đôi khi bị thiếu sót. Có thể sau khi cho ăn, người quản lý không quay lại kiểm tra máng có còn cám hay không. Việc kiểm tra lượng cám nái nuôi con ăn là một việc làm rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra tốt nhất  đó là kiểm tra lượng cám còn dư lại trên máng và ghi chép lên bảng tên nái. Người quản lý cần được huấn luyện để đọc và thực hành theo những ghi chép trên bảng tên nái.

3. Các vấn đề sinh sản

Việc ghi chép sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm tra lên giống. Cần quan sát nái ở chu kỳ kiểm tra lên giống đầu tiên (sau khi phối từ 18~21 ngày) và lần thứ hai (sau phối từ 36~42 ngày). Để hỗ trợ lên giống cho nái cần cho nái tiếp xúc với đực trong thời gian thích hợp. Thụ tinh nhân tạo cũng nên để nái tiếp xúc với đực. Phương pháp tiếp xúc tốt nhất là cho tiếp xúc qua bên ngoài chuồng nuôi heo.

Ngoài ra, cần huấn luyện kỹ phương pháp lấy tinh, kích thích khi phối, kỹ thuật phối... Kỹ thuật từ khi lấy tinh tới khi đưa vào cây phối rất rộng cần được học đầy đủ. Tinh khi lấy xong nên sử dụng ngay. Nếu tinh được bảo quản không đúng phương pháp, nhiệt độ không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai.

Người trực tiếp phối phải có kỹ thuật thành thục. Cần đánh giá năng suất nái với những kỹ thuật đó. Nếu tỷ lệ mang thai dưới 75% thì cần huấn luyện và đánh giá lại kỹ thuật viên phối giống. Nếu người phối giống không nắm vững đầy đủ về kỹ thuật thì năng suất sinh sản trại sẽ tiếp tục bị sụt giảm. Nên bố trí công việc phù hợp khác và thay người phối.

4. Di chuyển sau khi phối

Sau khi phối từ 5~35 ngày không nên di chuyển nái. Sau 35 ngày, nếu không cần thiết thì cũng không nên di chuyển heo. Nếu di chuyển không phù hợp, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ và khiến số nái đào thải cao.

http://nguoichannuoi.vn/nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-ty-le-de-giam-o-nai-fm877.html


55822-ntm.002036_khac-phuc-ti-le-giam-de-o-lon-nai.pdf