Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1773 |
Tổng truy cập : | 559,667 |
Chăn nuôi
Nguyên nhân vịt bị yếu và què chân
Chân và bàn chân của vịt được sinh ra để bơi và bay là chủ yếu. Vịt có cấu trúc chân yếu, điều này dẫn đến vịt hay bị què trong quá trình chăn nuôi. Bài viết làm rõ nguyên nhân vịt bị yếu và què chân như: do chấn thương, sẹo cứng dưới bàn chân, thiếu Niacin.
Chân và bàn chân của vịt được sinh ra để bơi và bay là chủ yếu. Vịt có cấu trúc chân yếu, điều này dẫn đến vịt hay bị què trong quá trình chăn nuôi. Vịt thường bắt đầu bằng việc đi tập tễnh, sau đó là què hẳn bởi nhiều nguyên nhân.
1. Chấn thương
Vịt con úm trên sàn có những sợi dây hay rơm thường bị những vật này móc vào kẽ bàn chân, nếu không được gỡ ra kịp thời có thể dẫn đến què chân. Giải pháp ở đây là nên úm vịt trên nền cứng bằng phẳng.
Chân vịt dễ bị chấn thương nếu chúng ta bắt vịt bằng cách tóm chân chúng thay vì dùng 2 tay giữ người chúng. Chấn thương chân cũng có thể xảy ra khi chân vịt bị mắc vào hàng rào và chúng ta cố kéo chúng ra. Nên kiểm tra nơi nhốt vịt để loại bỏ các tác nhân gây chấn thương.
Tổn thương cũng có thể do mảnh thủy tinh, đinh nhọn đâm vào màng chân làm viêm và nhiễm trùng. Giải pháp điều trị là làm sạch vết thương và gỡ vật nhọn ra khỏi bàn chân, bôi thuốc sát trùng vào vị trí thương tổn.
2. Sẹo cứng dưới bàn chân (Bumble feet)
Vịt được nuôi trên mặt đất khô, cứng có thể phát triển áp xe dưới đáy bàn chân và cuối cùng cứng lại thành mô sẹo. Tình trạng này, được gọi là sẹo cứng (bumble feet), có thể liên quan đến một hoặc cả hai chân. Nó thường ảnh hưởng đến các giống vịt nặng.
Điều trị bằng cách rửa chân bị ảnh hưởng, làm sạch nó bằng chất diệt khuẩn, ép mủ ra khỏi ổ áp xe và loại bỏ lõi cứng, nếu có. Nhốt riêng trong chuồng với chất độn sạch hoặc cỏ tươi và nước sạch.
Để ngăn chặn vấn đề này, nên giữ cho khu vực ăn uống sạch sẽ, hoặc thường xuyên di chuyển máng ăn máng uống. Nên che phủ các bề mặt cứng – chẳng hạn như bê tông, sỏi hoặc đất cứng – bằng chất độn sạch. Để giữ vịt khỏi giẫm đạp và giết chết thảm thực vật trong sân nuôi, hãy chia sân thành nhiều khu vực riêng biệt. Nhốt vịt định kỳ để sân có thời gian hồi phục và thực vật phát triển trở lại.
3. Thiếu Niacin
Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh què ở vịt là do thiếu niacin, xảy ra khi vịt con được cho ăn khẩu phần dành cho gà. Gà con có khả năng chuyển đổi axit amin tryptophan trong khẩu phần khởi động của chúng thành niacin. Vịt thiếu khả năng đó.
Nhưng việc tìm kiếm một khẩu phần khởi đầu thương mại giàu niacin được xây dựng dành riêng cho vịt con có thể là một thách thức. Các lựa chọn thay thế là thức ăn khởi động cho gà tây hoặc chim cảnh cả hai đều chứa nhiều niacin hơn thức ăn cho gà khởi động.
Nếu bạn phải dùng thức ăn gà con cho vịt con, cách dễ nhất để củng cố nó là bổ sung niacin hoặc bổ sung men bia tỷ lệ 3 pound men bia trên 25 pound thức ăn vịt con khởi động.
Niacin là tên gọi khác của vitamin B3, cần thiết cho sự phát triển xương. Nó tồn tại trong tự nhiên ở động vật, cá và một số loại rau. Vịt trong tự nhiên nhận được nhiều niacin bằng cách ăn những thứ như giun, côn trùng và cá nhỏ. Vịt bị nhốt trong sân thường thiếu cơ hội tìm thức ăn giàu niacin.
Ở vịt, những dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt niacin là chậm phát triển và không muốn đi lại. Cuối cùng, chân cong và khớp sưng lên, cho đến khi con vịt trở nên què hoàn toàn và không thể phục hồi.
Định kỳ cho vịt vào một khu ruộng sẽ làm cho chúng thoải mái do chúng có cơ hội tìm thức ăn như giun và các loại côn trùng khác. Những loại thức ăn khác mà chúng thích thường có hàm lượng niacin tương đối cao bao gồm đậu xanh, hạt hướng dương và hạt bí ngô hoặc bí đao. Đảm bảo đủ niacin trong khẩu phần ăn của vịt sẽ giữ cho chúng khỏe mạnh và năng động.
28854-ntm.002682_nguyen-nhan-vit-bi-yeu-va-que-chan.pdf