Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 38350
Tổng truy cập : 671,368

Bà con cần biết

Nguyên tắc cơ bản trong sử dụng thuốc phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm

Để phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả, trong quá trình sử dụng thuốc bà con cần thực hiện theo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:


1. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

- Vệ sinh cơ giới: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ, máng ăn, máng uống và môi trường chăn nuôi; đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý và chuồng nuôi thông thoáng.

- Khử trùng tiêu độc: Rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần.

2. Dùng thuốc kháng sinh:

- Đúng thuốc, đúng thời gian (dùng ngay khi có dấu hiệu bệnh).

- Đúng liều: Dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên (gấp 1,5 lần liều điều trị), dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo.

- Đúng lượng thuốc.

- Đúng liệu trình: Thường dùng liên tục 3-5 ngày hoặc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Dùng thuốc bổ trợ:

- Sử dụng đường, điện giải, vitamin, men vi sinh và thuốc giải độc gan, thận để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.

4. Sử dụng vắc xin:

- Trước khi tiêm phòng cho đàn vật nuôi, người sử dụng cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng, không sử dụng vắc xin đã quá hạn để tiêm.

- Thực hiện đúng hướng dẫn về đường đưa thuốc như tiêm bắp, tiêm dưới da hay cho uống….

- Đảm bảo đủ liều lượng đối với từng loại, từng lứa tuổi vật nuôi.

- Khi pha vắc xin, tốt nhất nên pha bằng dung dịch pha có sẵn tuỳ theo từng loại hoặc dùng nước muối sinh lý, nước cất để pha; không dùng các loại thuốc dạng dung dịch để pha. Vắc xin đã pha cần sử dụng ngay, càng sớm càng tốt không được để sang ngày hôm sau.

- Không tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ốm hoặc nghi ốm; không tiêm vắc xin cho vật nuôi còn quá nhỏ hay gia súc mang thai đã đến ngày đẻ hoặc vừa mới đẻ xong.

- Dụng cụ tiêm phòng phải đảm bảo tiệt trùng, tốt nhất là luộc sôi rồi để nguội dụng cụ trước khi sử dụng, không dùng cồn để sát trùng dụng cụ. Ống tiêm, kim tiêm lọ đựng vắc xin sau khi sử dụng phải được thu gom lại và xử lý.

- Khi tiêm phòng mỗi loại vắc xin người chăn nuôi cần ghi vào sổ tiêm phòng để tiện theo dõi, tránh bị nhầm hoặc quên lịch phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Sau khi tiêm vắc xin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng sau tiêm./.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc