Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 994 |
Tổng truy cập : | 557,479 |
Môi trường nông thôn
Nhiều khó khăn thực hiện tiêu chí môi trường
Bài viết đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tiêu chí môi trường của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, để cùng tìm giải pháp khắc phục.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là tiêu chí môi trường.
Một trong những bất cập phổ biến là hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư. Hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ, sông, suối… vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và xây dựng chợ tại nhiều địa phương không gắn với việc xử lý rác thải. Sau mỗi phiên chợ, rác do người dân vứt bừa bãi ven đường hoặc tràn xuống các dòng sông.
Những xã đạt tiêu chí nông thôn mới và xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới do chưa có tiêu chí cụ thể về xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp nên thực hiện gặp nhiều khó khăn, bởi chưa có quy hoạch cho hạ tầng công trình xử lý môi trường nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, rác thải, chất thải rắn nên còn diễn ra tình trạng người dân vứt rác bừa bãi tại các bãi trống, kênh, mương hoặc đốt bừa bãi; nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xả thẳng ra môi trường gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường... Chưa có kinh phí nguồn lực đầu tư cho các dự án xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, hệ thống nước thải...
Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng nhiều nơi vẫn thờ ơ, chưa quan tâm. Dự án xây dựng bãi xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn xã, huyện còn chậm, một số công trình nhỏ đã xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu hợp vệ sinh môi trường... Một “vấn nạn” đáng báo động là việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, bao bì chưa được thu gom xử lý, dẫn đến tình trạng ô nhiễm ở nhiều nơi... Những vấn đề trên đã ảnh hưởng rất lớn, gây khó khăn cho thực hiện xây dựng môi trường cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp.
Kết quả và hiệu quả thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh hiện nay. Vấn đề thực hiện môi trường xanh – sạch – đẹp theo quy định là bài toán khó đối với tỉnh miền núi như bởi lẽ tập quán sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, điều kiện địa hình, địa lý, phân bố dân cư, trình độ dân trí... đều ảnh hưởng đến tiêu chí môi trường, nhất là việc thu gom và xử lý nước thải trong chăn nuôi. Để hoàn thành tiêu chí môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của người dân.
Việc xây dựng môi trường cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp tuy còn nhiều khó khăn, bất cập, song bên cạnh đó, nông thôn có lợi thế riêng để tháo gỡ khó khăn. Đó là dựa vào nguồn lực sẵn có của nông thôn, mỗi hộ gia đình cơ bản đều có đất vườn, đất đồi... để xây dựng vườn mẫu; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu để nâng cao ý thức người dân thực hiện nền nếp bảo vệ môi trường.
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu môi trường trong giai đoạn mới, Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân. Phát triển và nhân rộng các mô hình đường hoa - cây xanh - điện thắp sáng, huy động xã hội hóa để xây dựng và thí điểm các mô hình tổ bản, tiểu khu bảo vệ môi trường, phát động các phong trào làm sạch đường làng ngõ xóm; nhân rộng mô hình “Ngày về với cơ sở”...
Phát động, hướng dẫn nhân dân khắc phục ô nhiễm nơi sinh hoạt do thói quen, tập quán như: làm nhà tiêu, hố rác, chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở, không để ở gầm sàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, bảo vệ tài nguyên đất và rừng trong sản xuất. Cải tạo nhà ở, khuôn viên, tường rào cây xanh, tạo cảnh quan gia đình, bản làng xanh - sạch - đẹp. Vận động nhân dân di dời trâu bò, gia súc ra khỏi gầm sàn. Thực hiện việc thu gom rác thải rắn ở nông thôn theo quy định.
9849-ntm.002620_nhieu-kho-khan-thuc-hien-tieu-chi-moi-truong.pdf
- Ngăn ngừa bệnh TDP trên tôm thẻ chân trắng (16/10)
- Cách xử lý nước thải sinh hoạt (16/10)
- Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa hướng đến bảo vệ môi trường biển (16/10)
- Một số biện pháp nhằm xử lý môi trường trong chăn nuôi (16/08)
- Hướng dẫn nuôi ốc bươu đen sinh sản (01/06)
- Ăn chay: Cân bằng dinh dưỡng (24/05)