Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2485 |
Tổng truy cập : | 561,082 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Những bài thuốc hay từ cây cảnh dừa cạn
Giới thiệu một số bài thuốc hay chữa bệnh của cây dừa cạn: chữa cao huyết áp, ổn định huyết áp và đường huyết, ung thư máu, viêm đại tràng, rong kinh, chữa bỏng nước sôi,…
Cây dừa cạn còn có tên khác là hải đằng hoa, trường xuân hoa, bông dừa. Tên khoa học là Catharanthus roseus (L) G.Don, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Theo y học cổ truyền, dừa cạn có vị đắng hơi ngọt, tính mát, vào kinh can và thận.
Một số bài thuốc hay của cây dừa cạn như sau:
1. Chữa cao huyết áp:
Dừa cạn 12 g; nhàu 16 g; nhân trần 8 g. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Ổn định huyết áp và đường huyết:
Lấy 20 g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20 g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6 g hoa dừa cạn, 10 g nụ hoa hòe (hoặc 10 g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
3. Ung thư máu:
Lấy từ 15 - 20 g thân lá dừa cạn khô sao vàng. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
4. Viêm đại tràng:
Lấy từ 15 - 20 g thân lá dừa cạn khô sao vàng. Đổ 400 ml nước sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
5. Rong kinh:
Lấy từ 20 - 30 g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ). Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, uống liên tục từ 3 - 5 ngày.
6. Chữa bỏng nước sôi:
Lá dừa cạn tươi lượng vừa đủ, giã nát, nhuyễn với chút gạo, đắp lên tổn thương bỏng.
7. Chữa bạch cầu cấp:
Thân lá dừa cạn phơi khô, sao vàng 15 g. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, uống mỗi ngày trong 1 tháng sẽ có kết quả.
8. Trị bệnh bạch cầu lympho cấp:
Dùng 15 g dừa cạn. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Y học đã chiết được vinblastin từ lá dừa cạn và dưới dạng thuốc tiêm vinblastin sulfat để chữa bệnh này.
9. Điều trị zona:
Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16 g, thổ linh 16 g, bạch linh 10 g, kinh giới 12 g, chi tử 10 g, nam tục đoạn 16 g, cam thảo đất 16 g, hạ khô thảo 16 g. Sắc uống ngày 1 thang. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc 3 lần, uống 3 lần. Thuốc đắp: lá dừa cạn, lá cây hòe, hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Tác dụng: làm giảm đau nhức.
10. U xơ tuyến tiền liệt:
Dừa cạn 12 g, huyền sâm 12 g, xuyên sơn 10 g, trà khô 12 g, hoàng cung trinh nữ 5 g, cát căn 16 g, bối mẫu 10 g, đinh lăng 16 g. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
11. Tiểu đường:
Hoa dừa cạn 6g, 10 g nụ hoa hòe (hoặc 10 g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
12. Mất ngủ:
Dùng 20 g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12 g lá vông nem, 12 g hạt muồng sao đen. Đổ 3 chén nước sắc lấy 1,5 chén, uống trước khi đi ngủ.
13. Trị bệnh trĩ:
Hoa, lá dừa cạn và lá thầu dầu tía, hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời uống bài thuốc sau: dừa cạn (sao vàng) 20 g, cỏ mực 20 g, phòng sâm 16 g, hoàng kỳ 12 g, đương quy 12 g, bạch truật 16 g, thăng ma 10 g, sài hồ 10 g, trần bì 10 g, cam thảo 12 g. Ngày 1 thang. Đổ 3 chén nước sắc lấy 1,5 chén, sắc 3 lần, uống 3 lần. Uống liền 10 ngày, nghỉ 3 - 4 ngày, sau đó tiếp đợt hai.
96138-ntm.001907_bai-thuoc-tu-cay-canh-dua-can.pdf
Huỳnh Liên Đoàn
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)