Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1128 |
Tổng truy cập : | 557,750 |
Chăn nuôi
Những điều cần lưu ý khi nuôi tắc kè gai đen
Để nuôi tắc kè gai đen cho năng suất cao cần lưu ý những điểm sau: lựa chọn địa điểm xây dựng trang trại; thiết kế chuồng nuôi thương phẩm; ánh sáng chuồng nuôi; thiết kế máng nước; chuồng nuôi sinh sản; khu sân chơi; tủ thuốc thú y;….
1. Địa điểm xây dựng trang trại
Tắc kè gai đen là loài động vật hoang dã được thuần hóa nên khi xây dựng trang trại, bà con cần chú ý chọn nơi cao, thoáng mát, gần rừng núi càng tốt. Lưu ý tránh nơi có nhiều tiếng ồn, đây là điều mà loài này rất kỵ, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tắc kè.
2. Thiết kế chuồng nuôi thương phẩm
Tùy vào quy mô nuôi mà mỗi người có cách thiết kế khác nhau, nhưng bà con nên làm chuồng nuôi tắc kè gai đen sinh sản với diện tích khoảng 20m2, chiều cao lý tưởng của chuồng khoảng 2 – 2,5m, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Quanh chuồng cần bao bọc bằng lướt thép chống côn trùng, trong chuồng cần xếp nhiều cây tre, gỗ, lá cọ tạo không gian tự nhiên cho tắc kè chơi.
3. Ánh sáng chuồng nuôi
Đối với nghề nuôi tắc kè gai đen, việc bố trí ánh sáng hợp lý là việc vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong cơ thể loài này.
Trong chuồng nuôi, bà con dùng rèm cửa hoặc ruột chăn bông cũ treo xung quanh tường để tắc kè trú ngụ. Vào mùa đông cần thắp bóng điện loại 25W cho mỗi chuồng để đảm bảo ánh sáng và giữ ấm cho tắc kè.
Mái chuồng nuôi nên dùng vật liệu xốp chống nóng để tắc kè không bị ảnh hưởng bởi nắng nóng vào mùa hè.
4. Thiết kế máng nước
Tắc kè uống nước khá ít, nhưng cũng cần phải có để đảm bảo chúng không bị khát. Các máng nước cần treo lên tường thuận tiện cho tắc kè uống và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước trong máng luôn sạch.
5. Chuồng nuôi sinh sản
Mùa sinh sản của tắc kè kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11 hàng năm, các chủ trang trại cần chú ý ghép đàn theo tỷ lệ chuẩn là 1 đực và 4 cái thì tắc kè mới có thể sinh sản tốt.
Để tắc kè có thể sinh sản tự nhiên, chủ trang trại cần bố trí thêm dàn ống tre đủ rộng để tắc kè vào đó đẻ và ấp trứng. Tùy vào số lượng nuôi mà chủ trang trại bố trí nhiều hay ít dàn ống tre.
6. Khu sân chơi
Việc thiết kế sân chơi cho tắc kè rất quan trọng, bởi vào mùa hè và mùa thu, tắc kè rất cần ra phơi sáng lấy dinh dưỡng, đây là việc quan trọng quyết định đến chất lượng tắc kè.
Khu sân chơi rộng khoảng 20m2, có tường và rào thép quây kín tránh tắc kè thoát ra ngoài. Trong sân chơi có đủ ánh sáng, có nhiều cây gỗ chết, cây xanh để tắc kè bò ra chơi tự nhiên.
7. Tủ thuốc thú y
Việc phòng trị bệnh cho tắc kè cũng rất quan trọng, nó quyết định khá lớn đến thành công của nghề này. Thiết kế tủ thuốc thú y treo tường gần các chuồng nuôi, rất thuận tiện cho việc phòng, trị bệnh cho tắc kè.
8.Khu nuôi dế mèn - thức ăn cho tắc kè
Khi nuôi tắc kè, việc tính toán lượng thức ăn (chủ yếu là dế mèn) cho tắc kè rất quan trọng. Tùy số lượng tắc kè nuôi mà mỗi chủ trang trại có cách thiết kế khu nuôi dế mèn hợp lý để chủ động thức ăn cho tắc kè.
76736-ntm.003332-nhung-dieu-can-luu-y-khi-nuoi-tac-ke-gai-den.pdf