Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 386 |
Tổng truy cập : | 972,613 |
Bà con cần biết
Những lưu ý khi phun thuốc bảo vệ thực vật
Nhờ những tiện lợi và hiệu quả của thuốc hóa học, sinh học... trừ sâu bệnh, hiện nay bà con nông dân thường xuyên sử dụng 02 loại thuốc này. Tuy nhiên, do không có kiến thức khoa học chuyên sâu mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc sử dụng các loại thuốc này còn nhiều hạn chế. Bài viết xin lưu ý bà con một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng: Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật có thể nhìn rõ bằng mắt thường, nên khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng, mật độ nhiều hay ít, bà con có thể đếm được. Do đó, bà con cần theo dõi bướm vũ hóa tập trung vào những ngày nào để tính toán thời điểm trứng nở thành sâu non tuổi 1 để phun thuốc cho phù hợp.
- Khi hòa thuốc sâu vào bình để phun, không nên trộn xà phòng hoặc rượu vào cùng. Chỉ sử dụng rượu trong trường hợp hòa thuốc Dipterex để trừ bọ xít do thuốc này rất khó tan trong nước nếu hòa đơn lẻ. Muốn thuốc tan nhanh hơn, nên hòa thuốc vào khoảng 1 lít nước trước rồi đổ khoảng 20 mm rượu trắng vào dung dịch thuốc đã hòa, khuấy tan đều rồi đổ vào bình và cho thêm nước đến mức quy định.
* Chú ý:
- Các loại thuốc trừ rầy, rệp hiện nay do các công ty sản xuất đã cho các dung môi có lợi cho việc trừ sâu vào trong thuốc để tăng hiệu quả diệt sâu. Vì vậy, bà con không cần phối trộn thêm gì khi pha thuốc.
- Để phát huy hiệu lực của thuốc và làm sâu không kháng thuốc (nhờn thuốc), bà con cần phun vào chiều mát (ngày có nắng) hoặc vào lúc tạnh ráo (ngày có mưa). Đồng thời, cần hòa thuốc đúng theo nhãn mác hướng dẫn ghi trên bao bì. Không nên tăng nồng độ, liều lượng sẽ làm cho thuốc dần dần mất hiệu lực (sâu kháng thuốc).
Khác với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu khi phun cho cây trồng có thể phối trộn được với phân bón lá có chứa đạm nhằm một mặt diệt sâu, mặt khác, bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục sau khi bị sâu gây hại...
- Một số loài sâu có tính kháng thuốc cao (sâu tơ, bọ nhảy, rầy, rệp, nhện đỏ...) cần phun kép 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày mới có hiệu quả trừ sâu. Riêng loài bọ nhảy có khả năng bay nhảy nhanh thì khi phun, người phun cần phải đi theo đường vòng xuyến xoáy trôn ốc để dồn bọ nhảy vào giữa sẽ diệt được nhiều hơn...
- Một số loài sâu gây hại nằm sâu trong thân, lá cây (sâu đục thân, dòi đục lá, sâu đục quả...), cần lựa chọn các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp (lưu dẫn), nhằm diệt sâu triệt để.
- Khi đã phát hiện ra cây bị sâu hại quá nhiều, không nên phun thuốc trừ sâu vì lúc này phun là quá muộn./.
Nguồn: Báo Nam Định
- Khắc phục sản xuất lúa Mùa khi gặp mưa bão đầu vụ (11/08)
- Chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 (11/08)
- Một số lưu ý trong gieo cấy và chăm sóc lúa vụ mùa 2021 (11/08)
- Thận trọng với dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Cát Hải (11/08)
- Một số biện pháp chăm sóc lúa mới cấy và lưu ý bệnh Lùn sọc đen vụ mùa 2021 (11/08)
- Một số lưu ý gieo mạ khay cấy máy vụ mùa 2021 (11/08)