Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 968
Tổng truy cập : 557,391

Chăn nuôi

Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi

Hươu là loài vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, nhưng nếu bị bệnh lại có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới cả đàn. Một số bệnh chủ yếu trên hươu hiện nay gồm tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu, chướng bụng, sán lá gan, viêm phổi. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh thông qua việc cho hươu ăn uống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí.


Hươu là loài vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, nhưng nếu bị bệnh lại có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới cả đàn.

Một số bệnh chủ yếu trên hươu hiện nay gồm tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu, chướng bụng, sán lá gan, viêm phổi… Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh thông qua việc cho hươu ăn uống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí.

Bệnh tụ huyết trùng

Hươu bị bệnh tụ huyết trùng sẽ có các triệu chứng như: sốt cao, mắt đỏ ngầu, nước mắt, nước mũi chảy ra, thở gấp,…Người nuôi có thể dùng các loại thuốc như: Peniciline kết hợp Streptomicine; B.complex; ADE.

Bệnh ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu có các triệu chứng ở cả 3 thể: quá cấp tính, cấp mãn tính và mãn tính (thường gặp thể cấp tính và mãn tính). Hươu bệnh thể hiện các triệu chứng lâm sàng chủ yếu như: sốt cao 40-41 độ C; các cơn sốt gián đoạn không theo quy luật, khi sốt cao thường thể hội chứng thần kinh như quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy từng cơn. Triệu chứng này thường gặp ở hươu bị bệnh cấp tính.

Hươu thiếu máu và suy nhược sốt trong quá trình bị bệnh. Một số hươu bị viêm kết mạc và giác mạc thể hiện mắt đỏ, niêm mạc sưng đỏ. Hầu hết hươu bệnh suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt sức, chết đột tử.

Bà con có thể điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Tripamidium, Azidin, Naganin (tuỳ thuộc vào thể trạng từng con và triệu chứng mà chỉ định thuốc cũng như liều lượng cụ thể). Trong thời gian bị bệnh cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ.

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Khi bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hươu bị đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài, hươu bỏ ăn, không nhai lại, đi lại chậm chạp, lờ đờ… Nguyên nhân do ăn phải thức ăn ôi, thiu, mốc hoặc do chuống quá ẩm, bị ngâm nước tới bụng, bị ngộ độc do ăn phải lá độc, vỏ sắn, củ sắn chảy nhựa, bị cảm,…Cách phòng, chữa như các loài gia súc ăn cỏ khác như điều chỉnh thức ăn, đảm bảo nước uống sạch sẽ…

Nhiễm giun sán

Khi phong trào chăn nuôi hươu phát triển dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho hươu, nên nông dân đã thường tận dụng thu hái các loại cỏ, nhất là cây cỏ nước, nguồn thức ăn này thường là nguyên nhân dẫn đến hươu bị nhiễm bệnh giun sán. Khi nhiễm bệnh, hươu vẫn ăn uống bình thường bụng phình to, lông xơ xác, gầy mòn và chết. Để điều trị, bà con có thể dùng các loại tẩy giun sán như Fasciolid và Dextin B.

Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường gặp ở hươu con. Nguyên nhân do hươu con sinh ra gặp điều kiện bất lợi về thời tiết nắng nóng, gió lạnh lùa vào chuồng. Các triệu chứng gồm: Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở, khô mũi, chảy nước mắt, nước mũi; Hươu con bỏ bú, lười ăn.

Điều trị: Tiêm trợ sức Vitamin các loại; Kanamycin; Steptomycin; Penicylin.

 96956-ntm.003282-nhung-luu-y-phong-benh-tren-huou-nuoi.pdf