Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 823 |
Tổng truy cập : | 563,585 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Những thói quen không tốt khi dùng thuốc
Bài viết một số thói quen không tốt khi dùng thuốc như: bóc vỏ thuốc “con nhộng”, uống khi thuốc chưa tan, cần nhai nhưng lại uống cả viên, cần uống chung, lại uống riêng…
1. Bóc vỏ thuốc "con nhộng":
Một số thuốc được bào chế dưới dạng viên con nhộng hay còn gọi là viên bao phim.
Một trong số các mục đích quan trọng nhất của viên bao phim là tránh không cho thuốc bị phân hủy bởi dịch dạ dày. Dịch dạ dày có nồng độ acid cao (độ pH thấp), là thứ có hoạt tính mạnh, rất dễ phân hủy các thuốc này, nhất là kháng sinh dòng beta lactam như penicillin, amoxillin… Do vậy, nếu bóc lớp vỏ phim này ra để lấy bột thuốc bên trong hòa tan cho dễ uống có thể làm dịch dạ dày phân hủy thuốc thành thứ không còn tác dụng nữa và mục đích chữa bệnh không đạt được.
Vì vậy, với những viên bao phim không nên bóc lớp vỏ phim ra để lấy thuốc bên trong.
2. Uống khi thuốc chưa tan:
Các thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt có ưu điểm hấp thu nhanh, tác dụng mạnh. Khi dùng cần cho thuốc hòa tan hoàn toàn trong nước rồi mới uống. Thao tác này đảm bảo cho thuốc được hòa tan hoàn toàn trong nước tạo một dung dịch đồng nhất cùng với dẫn chất làm cho thuốc được hấp thu dễ dàng.
Vì vậy cần phải đợi cho thuốc tan hết, đến khi nào không còn bọt khí sủi lên và thuốc không còn một thể rắn nào trong cốc nước thì hãy uống.
3. Cần nhai nhưng lại uống cả viên:
Một số loại thuốc, để có tác dụng hoàn hảo, cần phải nhai vụn, nhai nát viên thuốc trong miệng rồi mới được uống. Đó là vì đảm bảo thuốc tạo thành một hỗn dịch hoàn toàn và vào đến dạ dày là phản ứng ngay. Thuốc cần phải tác dụng ngay ở trong dạ dày.
Ví dụ như trường hợp của thuốc maalox. Đặc điểm của maalox là một hỗn hợp của bazơ có hoạt tính kiềm mạnh. Chúng sẽ đi vào dạ dày, nơi có nhiều axit, thực hiện phản ứng trung hòa để khử hết axit trong dạ dày. Vì thế, thuốc có tác dụng giảm đau trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nhưng nếu không thực hiện đúng như chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ không đạt được tác dụng như mong muốn.
4. Cần uống chung, lại uống riêng:
Trên thực tế có những thuốc cần phải dùng cách nhau một thời gian để tránh sự tương tác thuốc nhưng có những thuốc cần phải uống cùng nhau mới có hiệu quả. Ví dụ như kết hợp dùng viên sắt với vitamin C thì có thể làm tăng lượng sắt hấp thu lên đến 20% so với cách uống thông thường.
Vì vậy, người bệnh hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để có được tác dụng tốt nhất khi dùng thuốc.
22229-thoi-quen-khi-dung-thuoc.pdf
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)