Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1743 |
Tổng truy cập : | 559,596 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Những yếu tố chính tác động đến năng suất - chất lượng - sản lượng của ao nuôi thủy sản
Các yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến năng suất – sản lượng – chất lượng sản phẩm thủy sản bao gồm: thức ăn, con giống, thuốc và chế phẩm xử lý môi trường, môi trường ao nuôi, tác nhân gây bệnh. Mỗi yếu tố có một vai trò riêng tuy nhiên đều quan hệ mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng để tạo ra một vụ mùa thắng lợi có rất nhiều yếu tố quyết định như: giống, phân bón, vật tư (thuốc, chế phẩm sinh học), môi trường sản xuất, mầm bệnh, ý thức của người sản xuất,... Đứng trước nguy cơ về mất an toàn thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều đã đặt ra vấn đề quản lý các yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản để tạo ra các sản phẩm thương phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Các yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến năng suất – sản lượng – chất lượng sản phẩm thủy sản bao gồm: thức ăn, con giống, thuốc và chế phẩm xử lý môi trường, môi trường ao nuôi, tác nhân gây bệnh. Mỗi yếu tố có một vai trò riêng tuy nhiên đều quan hệ mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau.
1. Thức ăn:
Thức ăn chiếm 50 –65% chi phí giá thành, nếu thức ăn có chất lượng cao cá tôm lớn nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và sản lượng. Do đó phải lựa chọn thức ăn có trong danh mục được phép lưu hành tại Viêt Nam, có ghi đầy đủ thông tin sản phẩm và còn hạn sử dụng, có hàm lượng đạm tiêu hóa phù hợp. Lưu ý không bổ sung vào thức ăn những loại hóa chất, kháng sinh bị cấm, cho cá ăn đúng phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của cán bộ chuyên môn. Phải bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc, không để gần với hóa chất, xăng dầu sẽ làm giảm chất lượng thức ăn.
2. Con giống:
Con giống quyết định 80% thành công của một vụ nuôi, nếu con giống tốt, sạch bệnh cá, tôm lớn nhanh, ngoại hình đẹp thì sản lượng và chất lượn g sản phẩm sẽ tăng, nếu con giống không tốt, mang mầm bệnh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy khi lựa chọn mua giống cần lưu ý: mua tại những cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng, có xét nghiệm bệnh hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Lưu ý khi thả giống cần thả giống đúng phương pháp theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
3. Thuốc và chế phẩm xử lý môi trường:
Thuốc, hóa chất và các chế phẩm xử lý môi trường được sử dụng khi động vật thủy sản mắc bệnh hoặc môi trường nuôi xuống cấp. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc và các hóa chất cần lưu ý: chỉ sử dụng thuốc khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, bởi nếu không dùng đúng thuốc sẽ không khỏi bệnh, gây tốn kém; tác nhân gây bệnh nhờn thuốc lần sử dụng sau sẽ không hiệu quả; gây tồn dư trong sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy khi sử dụng thuốc và hoá chất cần tuân thủ: chỉ dùng các loại thuốc và hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành, có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản riêng biệt và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cán bộ chuyên môn.
4. Môi trường ao nuôi:
là nguồn lây nhiễm bệnh chính và ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật nuôi, do vậy quản lý tốt môi trường ao nuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất. Để quản lý tốt môi trường ao nuôi cần quản lý được các yếu tố thức ăn, con giống, thuốc và hoá chất.
5. Tác nhân gây bệnh:
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật nuôi, có thể làm giảm năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Để quản lý được tác nhân gây bệnh cần phải quản lý tốt các yếu tố về thức ăn, con giống, môi trường ao nuôi vì đây là những nguồn lây nhiễm bệnh chính.
3056-ntm.00550_nhung-yeu-to-tac-dong-den-ns-cl-sl-cua-ao-nuoi-thuy-san.pdf
Lê Thị Tân Huyền