Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1761
Tổng truy cập : 559,731

Nuôi trồng thủy, hải sản

Nuôi cua đồng kỹ thuật đơn giản đạt năng suất cao

Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật giúp nuôi cua đồng năng suất cao: chuẩn bị ao nuôi cua, chọn cua giống và cách thả giống, Thức ăn cho cua, kỹ thuật chăm sóc cua đồng, thu hoạch cua đồng


Cua đồng là loại thủy sản đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngày xưa, chúng chủ yếu sống hoang dã ở bờ sông, bờ ruộng nhưng hiện nay nhiều hộ nông dân đã và đang triển khai mô hình nuôi cua đồng đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Nhờ đặc tính sống hoang dã nên chúng rất ít bệnh tật. Chỉ cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật là có thể thu được năng suất cao.

1. Chuẩn bị ao nuôi cua

Để triển khai nuôi cua đồng, nên chuẩn bị ao nuôi thật tốt. Yêu cầu ao nuôi tiêu chuẩn như sau:

- Đầu tiên là phải xác định địa điểm ao phải gần sông, nơi có nguồn nước dồi dào để thuận tiện cho vấn đề cấp thoát nước.

- Nền đáy nên là lớp đất thịt pha cát hay cát sét. Tuyệt đối không nên đặt ao trên lớp nền bùn nhão.

- Đất và nước phải không hoặc ít nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ mặn tiêu chuẩn là từ 10 – 30%, độ phèn nên từ 7,5 – 8,5 là phù hợp cho cua phát triển.

- Diện tích ao lớn nhỏ phù hợp với lượng cua dự định nuôi. Thông thường, ao nuôi tầm 2000m2 và có độ sâu từ 1,5 – 1,8m.

- Chiều rộng đáy ít nhất phải được 4m, mặt 2 – 3m và chiều cao 1 – 1,5m. Đặc biệt bờ ao phải cao hơn mực nước triều cường ít nhất 0,5m.

- Nên chuẩn bị mương thoát nước xung quanh ao và nhiều gờ nổi với diện tích khoảng 10 -100m2 tùy theo diện tích tổng thể của ao.

- Nên chuẩn bị ao trước 7 – 10 ngày, bón vôi bột sát khuẩn với tỷ lệ 50kg vôi cho mỗi 1000m2 mặt ao. Sau đó phơi ải rồi mới thả cua vào nuôi.

- Chỉ xả vào ao lượng nước thấp hơn 1m. Dùng lưới hay vỉ bằng tre cao gần 1m để rào ao hạn chế việc cua bò ra ngoài.

- Nên dùng phân gà hay phân urê, phân NPK để bón cho ao để gây màu nước, hòa tan phân rồi mới cho xuống ao.

2. Chọn cua giống và cách thả giống

Thời vụ thích hợp để tiến hành thả giống là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Khi chọn giống cua đồng, lựa chọn những con khỏe mạnh, không bị bệnh tật và đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, nhất là càng và chân. Lựa chọn những con cua có màu tươi sáng, không bám rong rêu. Nên chọn cua đực để đẩy nhanh tốc độ nuôi trồng đem lại năng suất cao.

Mỗi 1m2 ao nuôi, thả 10 – 15 con cua giống. Nếu nuôi ở ruộng thì mỗi mét vuông chỉ thả 5 – 7 con để việc nuôi cua đồng đạt hiệu quả nhất.

Thả cua từ mé ao để chúng tự bò chứ không nên đổ ào xuống lòng ao dễ làm tổn thương cua và chúng dễ bị sốc khi vào môi trường mới.

3. Thức ăn cho cua

* Chuẩn bị thức ăn

Cua đồng thường ăn tạp và chúng dùng thức ăn động vật. Chúng ăn thịt các loại nhuyễn thể như ốc, hến, trai và các loại cá tạp.

Nếu cung cấp thức ăn quá hạn hẹp, cua đồng có xu hướng ăn thịt lẫn nhau. Thường những con mới lột vỏ sẽ trở thành mồi. Khi nuôi cua đồng, ngoài thức ăn được cung cấp, chúng còn tự tìm thức ăn tại chỗ. Do vậy việc bón lót trước khi nuôi khá quan trọng. Nhờ đó mà chúng sinh ra nhứng loài động vật phù du trong ao làm thức ăn cho cua con.

Khoảng tháng 4, thả thêm ốc giống vào ruộng hoặc cũng có thể thả tôm vào để chúng sinh sản làm thức ăn cho cua.

Ngoài ra, cua đồng còn dùng những loại thưc ăn dạng viên giàu dinh dưỡng các loại, có thể mua hoặc tự chế biến để tiết kiệm chi phí.

* Cách cho cua ăn

Cách cho cua ăn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cua và mùa vụ và nhiệt độ nước. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, cua ăn thức ăn tinh là chủ yếu. Nên nắm thức ăn lại thành từng nắm bột nhão và cho ăn với lượng bằng 20 – 30% trọng lượng cua.

- Giai đoạn tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khỏe, tốc độ lớn nhanh và chúng cần ăn thêm khoai sắn, rong cỏ, thức ăn từ cá tạp và cả thức ăn viên.

- Kể từ tháng 10 trở đi, tăng cường thêm thức ăn có nguồn gốc động vật. Lượng thức ăn bằng 7 – 10% trọng lượng cua.

- Nên cho cua ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.

- Đặt sàng ăn tại một số điểm trong ao nuôi để kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

- Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.

- Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.

4. Kỹ thuật chăm sóc cua đồng

Trong quá trình nuôi cua đồng, chú ý những điều sau đây:

- Thay nước ao nuôi mỗi tuần 1 lần để đẩy nhanh tiến độ cua lột xác và kích thích chúng bắt mồi mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ xả 1/4 cho đến 1/3 lượng nước và bù lại lượng nước tương ứng để chúng không sốc vì thay đổi môi trường.

- Cứ 2 tuần bón vôi 1 lần cho ruộng nuôi. Mỗi 100m2 ao, bón khoảng 2 – 3kg vôi. Trước khi bón nhớ hòa tn kỹ trong nước rồi mới đổ đều vào ao nhé!

- Kiểm tra định kỳ nơi lưới vỉ chắn, nơi cống rãnh để tránh hiện tượng cua bò ra khỏi ruộng nuôi.

- Ban đêm nên chong đèn ở khu vực ao nuôi để dẫn dụ côn trùng vào làm thức ăn tự nhiên cho cua. Đồng thời đây cũng là cách đảm bảo an ninh nơi nuôi cua đồng.

- Khi nuôi cua trong ruộng lúa nhưng nhớ hạn chế tối đa thuốc và phân bón hóa học để không ảnh hưởng sức khỏe cũng như chất lượng cua. Chỉ cần xả lượng nước từ 15 – 20cm vào ruộng là được, không cần nhiều.

- Để có nguồn thức ăn dồi dào và tạo nơi trú ẩn cho cua, nên cho bèo, rau muống,… vào ruộng. Đây cũng là cách làm giảm nhiệt độ ruộng nuôi.

Đến tháng 10, có thể tiến hành thu hoạch cua. Tuy nhiên, nếu cua chưa đạt kích thước như mong muốn, có thể tiếp tục thúc 1 thời gian nữa.

Có thể thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp hay tát cạn và bắt thủ công bằng tay nếu thu hoạch toàn bộ.

8145-ntm.002784_nuoi-cua-dong-ky-thuat-don-gian-dat-nang-suat-cao.pdf