Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1672 |
Tổng truy cập : | 559,169 |
Chăn nuôi
Nuôi thỏ công nghiệp
Bài trích hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp từ khâu chọn giống đến chuẩn bị thức ăn, chuồng trại và phòng trị một số bệnh thường gặp trên thỏ
Chuồng trại
Trại nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.
Thỏ giống
Chọn thỏ trong độ tuổi từ sáu tuần đến năm tháng tuổi. Dựa vào các đặc điểm sau: vành tai sạch, không bị ghẻ. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng vì ghẻ, mắt trong. Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù.
Bụng mềm, lông bụng xốp. Đuôi sạch không có dấu hiệu dính phân ướt. Da lưng thỏ mềm, không tróc lông. Cục phân to, tròn và khô. Thỏ nặng chắc và hiếu động, được tiêm chủng ngừa ghẻ, cầu trùng... Không nên mua thỏ đã đẻ hoặc đang có chửa: vì thỏ đã đẻ là thỏ đã bị dạt, còn thỏ có chửa mà di chuyển dễ bị chết hoặc sẽ đẻ non.
Thức ăn
- Rau cỏ khô: Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera...
- Cám viên: Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.
- Xơ và protein:Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14-15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.
- Lượng thức ăn : Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.
- Rau:Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua... Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.
- Nước: Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.
Phòng trị bệnh
Những dấu hiệu thỏ bị bệnh: đi khập khiễng, tư thế không bình thường như lưng gập cong, uốn cong; liếm lông, cào chân, biếng ăn; nghiến răng; hơi thở nhanh hay nặng nhọc; không ngủ; biếng hoạt động.
Một số bệnh thường gặp ở thỏ:
- Ung nhọt: Do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Rút mủ và điều trị bằng kháng sinh. Giữ môi trường sinh sống sạch sẽ để phòng ngừa.
- Cầu trùng: Do ký sinh trùng Eimriastiedae có trong gan, ruột thỏ gây ra. Thỏ bị tiêu chảy, ốm dần, biếng ăn. Dùng Trimethoprim- sulfa để diệt trị. Sử dụng thức ăn, nước uống vệ sinh, chính ngừa vacine.
- Tiêu chảy: Do thức ăn, nước uống có vi khuẩn Escherischiacoli. Dùng thuốc trị tiêu chảy cho uống và tiêm. Vệ sinh chuồng trại, cho ăn thức ăn tốt, không bị nấm mộc, ôi thiu.
- Ghẻ ở tai và chân : Do ký sinh cuniculi gây ra. Sử dụng thuốc ghẻ sát trùng, bôi vết ghẻ. Dọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại.
- Lông thỏ trong bao tử . Là do thỏ ăn lông của thỏ khác. Điều trị bằng cách cho uống nước trái dứa (trái thơm), đu đủ. Cho nhốt riêng những con thỏ ăn lông.
Rụng lông: Do rận, ve, bệnh ghẻ, vết thương... gây ra. Sử dụng thuốc trị ve, rận, ghẻ..., thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
- Ngoài ra còn phòng trị một sổ bệnh như: thận, viêm đường ruột, viêm vú, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp...
29114-nuoi-tho-cong-nghiep.pdf