Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1883
Tổng truy cập : 20,482

Nuôi trồng thủy, hải sản

Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông trong nhà bạt - hướng phát triển nuôi tôm hiệu quả và bền vững

Giới thiệu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông trong nhà bạt giúp kiểm soát được các yếu tố môi trường ao nuôi, tránh được thời tiết bất lợi như nhiệt độ xuống thấp vì nhiệt độ trong nhà bạt cao hơn bên ngoài 5 - 70C.


Hải Phòng là thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Với diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng 42.000 ha (nước ngọt 10.200 ha chiếm khoảng 24%; nước lợ 14.400 ha chiếm 36%; tiềm năng nuôi hải sản nước mặn khoảng 17.400 ha, chiếm 40%). Khu vực nuôi nước lợ giữ vai trò quan trọng trong kết quả sản xuất thủy sản của thành phố nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, trong đó tôm thẻ chân trắng được xác định là những đối tượng nuôi chủ lực bởi giá trị kinh tế, đầu ra cho sản phẩm rộng mở, quy mô sản xuất, trình độ kinh nghiệm và khả năng quản lý của người nuôi cao.

Tại Hải Phòng, vụ xuân - hè được xác định là vụ nuôi chính với hầu hết các đối tượng thủy sản, trong đó gồm cả tôm thẻ chân trắng. Thời điểm thả giống được xác định vào thời điểm trước và sau tiết Thanh minh, khi đó điều kiện nhiệt độ đã tương đối ổn định, hạn chế thiệt hại con giống do biến động nhiệt độ ngày đêm gây ra. Đối với các cơ sở có khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật có thể xây dựng nhà bạt nuôi thêm vụ đông (thời điểm thả giống trong tháng 9,10) để hạn chế thiệt hại khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Nuôi tôm vụ đông trong nhà bạt giúp kiểm soát được các yếu tố môi trường ao nuôi, tránh được thời tiết bất lợi như nhiệt độ xuống thấp vì nhiệt độ trong nhà bạt cao hơn bên ngoài 5 - 70C. Tình hình dịch bệnh ít xảy ra hơn với nuôi chính vụ, đặc biệt các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy ít xảy ra. Tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn, thời gian nuôi dài hơn nhưng tôm nuôi vụ đông thường bán được giá cao gấp 1,5 lần trở lên so với nuôi tôm chính vụ, vì vậy lợi nhuận thu được cao gấp 2 - 3 lần so với vụ xuân – hè.

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng vụ Đông

- Ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm, thuận tiện giao thông, có nguồn điện ổn định cho sản xuất. Gần nguồn nước, thuận lợi cho việc cấp và thoát nước dễ dàng... Hệ thống ao nuôi, cấp thoát nước được xây dựng chắc chắn, không bị rò rỉ, sạt lở, xói mòn, không có dịch hại.

        - Nhà bạt được xây dựng cố định, trên mái được phủ bạt nilon và được bảo vệ bạt nilon bằng lưới. Hệ thống mái che khép kín với 2 lần lưới trên và dưới, giữa là một lớp bạt, hệ thống dây cáp chắc chắn vừa an toàn vào mùa bão lại vừa tránh được côn trùng hay các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi.

- Con giống: Mật độ thả giống nuôi tôm vụ đông cao hơn với chính vụ, thả nuôi 200 con/m2, kích cỡ pL 12, thả giống theo lịch thời vụ (hướng dẫn) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường: sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

- Chăm sóc quản lý:

+ Hằng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như pH, DO, nhiệt độ… theo dõi hoạt động của tôm, định kỳ vệ sinh ao bạt; định kì kiểm tra trọng lượng tôm, ước tỉ lệ sống, kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho tôm, ngoài ra cần theo dõi biến động môi trường nước, thời tiết, tôm lột xác để điều chỉnh cho phù hợp Định kì sử dụng các loại chế phẩm xử lí nước, bổ sung Vitamin C, khoáng chất... cải thiện chất lượng nước ao nuôi và giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

+ Phòng bệnh: sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi (cải tạo ao nuôi, thả giống, chăm sóc, quản lý…).

- Thu hoạch: ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi thu hoạch, vệ sinh toàn bộ hệ thống ao nuôi, thiết bị, dụng cụ nuôi tôm…

Định hướng phát triển nuôi tôm vụ Đông trong thời gian tới:

- Phát triển nuôi tôm tại những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã được quy hoạch đảm bảo diện tích nuôi tôm đạt kế hoạch đề ra, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Phát triển sản xuất tập trung, tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; hình thành các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nuôi tôm liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm các chi phí trung gian, nâng cao giá trị cạnh tranh.

- Áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, quy phạm thực hành nuôi tốt (VietGAP); kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

 


9053-ntm.002877_nuoi-tom-the-chan-trang-vu-dong-trong-nha-bat-da-chuyen-doi.pdf