Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2522
Tổng truy cập : 561,166

Chăn nuôi

Nuôi vịt đẻ chạy đồng

Hướng dẫn phương pháp chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng,phòng bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành thấp


Chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành thấp, vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên dịch bệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng để phòng bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tại địa phương là cần thiết cho hộ chăn nuôi ở ĐBSCL.

 

* Để chọn đàn vịt đẻ chạy đồng tốt, cho hiệu quả cao, trước hết cần loại ngay những con vịt có triệu chứng bệnh và cằn cỗi. Cần xác định mục đích lấy trứng (để giống hay thương phẩm) để chừa cồ vì tỷ lệ cồ cao sẽ tiêu tốn thức ăn nhiều mà không tăng lượng trứng. Vịt chạy đồng chuyên trứng thì trọng lượng cơ thể nhỏ (khoảng 1,5-1,8 kg), sản lượng trứng hàng năm của những giống chuyên trứng thường gấp 8-10 lần so với trọng lượng cơ thể của chúng. Những cá thể nhỏ con như vậy thường khả năng tiêu tốn thức ăn ít nhưng chúng lại đòi hỏi chất lượng thức ăn cao.

 

* Bình thường vịt đẻ xong 1 mùa (6-8 tháng) lượng trứng sẽ giảm dần (từ 90% xuống còn 40-50% hoặc thấp hơn) thì bà con chăn nuôi vịt đẻ thường cho vịt bứt lông để ngưng đẻ nhằm dưỡng sức cho mùa đẻ sau. Nếu không bứt lông thì đàn vịt vẫn tiếp tục cho trứng nhưng số lượng trứng giảm, chất lượng giảm, nhưng lượng thức ăn vẫn phải cung cấp đủ, cho nên bứt lông là một biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi vịt đẻ giúp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc bứt lông nên làm thế nào phù hợp với sinh lý vịt đẻ, không quá thô bạo làm ảnh hưởng vịt.

 

Một số biện pháp:

+ Giảm ăn hoặc ngưng cho ăn 1 ngày đầu (chỉ cấp nước uống đầy đủ), ngày thứ 2 cho ăn bằng 1/2 ngày thường, ngày thứ 3 cho ăn bằng 2/3 ngày thường, ngày 4 cho ăn bình thường điều này tạo stress cho vịt bứt lông.

+ Kết hợp vừa giảm ăn vừa lùa vịt qua bãi lầy; bùn, sình dính vào lông vịt, sau 1 ngày thì lùa vịt qua chỗ nước trong (ao, sông sạch) vịt tự rỉa lông... làm vịt tự bứt lông và nghỉ đẻ.

+ Giảm ăn và bứt lông cánh từng con (chỉ bứt 1-2 lông cánh trên cánh mỗi con)… Kỹ thuật này cũng giúp vịt ngừng đẻ cùng lúc, nhưng tồn nhiều công và thời gian hơn, vịt cũng bị tác động nhiều hơn.

Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.

Thức ăn: Lúa, kết hợp mồi hoặc thức ăn hỗn hợp. Bổ sung canxi, phospho, vitamin: Calphovit, Olavit, B.complex C, Vimix plus… giúp vịt cho trứng đều, tỉ lệ đẻ cao, cho trứng bền, tốt, không dị dạng, dễ bể.

* Khi giao mùa, thời tiết thay đổi (nắng chuyển sang mưa hoặc mùa mưa hết chuyển sang đông) vịt dễ bị stress, có thể phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm như: Tụ huyết trùng (toi vịt), dịch tả vịt (phù đầu, chảy nước mắt), E.coli, cúm gia cầm… Cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học:

- Phòng bệnh hiệu quả nhất là chủng ngừa vacxin theo lịch sau:

+ Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) lần đầu lúc 14-15 ngày tuổi, lần 2 lúc 42-45 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng lúc 60 ngày tuổi.

Lập lại cho vịt đẻ: Tụ huyết trùng, dịch tả 6 tháng/lần và cúm gia cầm 4 tháng/lần, mỗi loại vacxin tiêm cách nhau ít nhất 7 ngày.

- Định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (ít nhất 1 tuần 1 lần), sử dụng: Vime –Iodine, Vimekon, vime-Protex... Và luôn đảm bảo chuồng luôn khô thoáng.

- Định kỳ phòng bệnh cho đàn bằng kháng sinh 2 tuần 1 lần, mỗi lần 3-5 ngày: Terra-Colivet, Vime-Gavit, Coli-Norgent, ETS, Genta-Colenro, Vime-Dilog, Vime-Baciflor…

Lưu ý:

Trong giai đoạn tiêm phòng, hoặc giai đoạn sử dụng kháng sinh cần bổ sung Vime C-Electrolyte, C120, Aminovit… để nâng sức giúp tăng sức đề kháng cho đàn, nâng cao hiệu quả vacxin. Sau khi qua lứa có thể cho vịt chạy đồng. Trong giai đoạn này vịt có khả năng tự kiếm mồi nên có thể dễ dàng nhiễm giun, sán từ môi trường cần tẩy giun cho vịt mau lớn, khoẻ mạnh: Levavet (dùng 1 lần), hoặc vime – Dazol (dùng liên tục 7 ngày).

Vitamin, Canxi, Phospho là những chất không thể thiếu trong khẩu phần của vịt đẻ vì vậy cần bổ sung định kỳ thường xuyên vào khẩu phần để xương, da, lông phát triển tốt, cơ thể vịt khoẻ mạnh thì vịt mới đẻ được trứng tốt và đều: Calphovit + Biotin HAD…


15954-ntm.01192_nuoi-vit-de-chay-dong.pdf