Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 349
Tổng truy cập : 562,243

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phòng bệnh bọt khí ở động vật thủy sản

Để phòng và trị bệnh bọt khí ở động vật thủy sản hiệu quả, bà con cần lưu ý: dấu hiệu, nguyên nhân, ngăn chặn hiện tượng quá bão hoà của các chất khí (Oxygen và Nitrogen) trong hệ thống nuôi, thay nước kịp thời hoặc sục nước mạnh để một lượng khí thoát ra khỏi nước


1. Dấu hiệu

- Khi tôm cá bị bệnh bọt khí thường thể hiện một số dấu hiệu như: động vật thuỷ sản thường bơi nhanh và bất thường trên mặt ao với phần đầu ngực nhô cao trên mặt nước và đớp khí. Bọt khí có thể tập trung ở trên mang, dưới lớp vỏ kitin của giáp xác, trên mang, vây, vẩy của cá. Mang có thể có màu trắng nhợt nhạt do sự tập trung của một số lượng lớn các bọt khí. Tôm cá bị bệnh sẽ chết rất nhanh và hàng loạt kèm theo các chỉ số Oxygen và Nitrogen ở mức độ quá bão hoà.

- Bệnh bọt khí có thể gặp ở mọi khu vực nuôi thuỷ sản, đặc biệt trong các ao nuôi thâm canh với mật độ cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Bệnh hay xuất hiện ở các vùng nuôi tôm cá nước thải; các ao, các vùng nước có hiện tượng nở hoa của tảo, làm hàm lượng oxy hoà tan trở nên quá bão hoà. Bệnh còn xảy ra ở trong bể nhốt giữ vật nuôi với mật độ cao, trong quá trình vận chuyển bằng phương pháp kín.

 

2. Nguyên nhân

- Bệnh gây ra do hiện tượng quá bão hoà của một số loại khí trong môi trường ao nuôi. Bệnh bọt khí thường gặp nhất là do sự quá bão hoà của khí Nitrogen. Các bọt khí Nitrogen tồn tại trong mang đã ngăn chặn hoạt động hô hấp và tuần hoàn gây chết giáp xác nuôi tới 100% nếu không có biện pháp cữu chữa kịp thời.

- Hàm lượng khí oxi quá bão hoà cũng có thể là tác nhân gây bệnh này. Khi hàm lượng oxi quá bão hoà, áp suất riêng phần của oxy trong nước cao, một lượng oxy sẽ bị hoà tan vào huyết tương của máu tôm cua, gây tắc nghẽn các mạch máu, gây chết hàng loạt nếu không cấp cứu kịp thời; hoặc khi hàm lượng oxi trong nước ao ở mức độ bão hoà 150% có thể gây bệnh bọt khí ở nhiều loài cá. Khi hàm lượng oxi hoà tan ở mức độ 14,4mg/l đã gây bệnh bọt khí ở cá hương cỡ 0,8-1,0 cm.

 

3. Phòng bệnh

- Để phòng bệnh này cần ngăn chặn hiện tượng quá bão hoà của các chất khí (Oxygen và Nitrogen) trong hệ thống nuôi, hệ thống nhốt giữ hay vận chuyển động vật thuỷ sản như: chống ô nhiễm hữu cơ, ngăn chặn hiện tượng nở hoa của tảo, thận trọng khi cung cấp oxi vào các bể nhốt giữ hay dụng cụ vận chuyển động vật thuỷ sản.

- Khi bệnh đã xảy ra cần phát hiện nhanh chóng và thay nước kịp thời hoặc sục nước mạnh để một lượng khí thoát ra khỏi nước. Khi hiện tượng quá bão hoà của oxy xảy ra khẩn cấp có thể fun xuống ao, bể một lượng Formol 5-10 ppm để phản ứng khử của formol làm giảm oxy nước.

 


2827-ntm.001624_-phong-benh-bot-khi-o-thuy-san.pdf