Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2950
Tổng truy cập : 1,161,525

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phòng bệnh thiếu vitanin C ở cá

Chia sẻ với bà con kinh nghiệm về phòng trị bệnh thiếu vitamin C ở cá: dấu hiệu nhận biết, các dạng dị tật, biếu hiện xuất huyết, bổ sung vitamin C cho thức ăn, sử dụng thức ăn tổng hợp


1. Dấu hiệu

- Khi giáp xác thiếu Vitamin C thường thể hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kintin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, hay kém ăn, khả năng chịu sốc giảm sút, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.

- Khi cá nuôi bị thiếu vitamin C thường xảy ra thể hiện một số dấu hiệu như: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá, màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối. Cá bị bệnh cũng giảm sinh trưởng và khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Trên cá nuôi, đã có rất nhiều các thông báo khác nhau về bệnh thiếu vitamin ở cá: bệnh ưỡn lưng ở cá chép, bệnh xuất huyết vây và mắt cá trắm cỏ, bệnh ưỡn lưng ở cá rô phi xanh.

2. Phòng bệnh

- Để phòng bệnh, trong nuôi trồng thuỷ sản cần bổ sung một lượng vitamin C thích hợp cho từng đối tượng nuôi, tuỳ theo loại thức ăn dùng, đặc biệt trong trường hợp dùng thức ăn tổng hợp để nuôi tôm cá. Mặc dù trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp, nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản, vitamin C đã bị thất thoát rất nhiều, do vậy nếu không bổ sung, có thể vật nuôi sẽ xuất hiện bệnh lý như trên. Đặc biệt cần lưu ý khi nuôi động vật thuỷ sản trong môi trường thiếu tảo. Lượng vitamin C cần bổ sung cho động vật thuỷ sản rất khác nhau tuỳ theo từng đối tượng nuôi và từng loại vitamin C.


54945-ntm.001651_phong-benh-thieu-vitamin-c-o-ca.pdf