Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1675 |
Tổng truy cập : | 559,247 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Phòng chống bệnh cho ếch
Hướng dẫn cách phòng chống một số bệnh cho ếch, các bệnh gồm: ếch ăn nhau , bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh xuất huyết, bệnh phù mắt, vẹo cổ, bệnh trùng bánh xe, bệnh do nấm, bệnh mủ gan.
Khi phát hiện ếch bệnh, cần ngưng cho ăn 1-2 ngày, vệ sinh, sát trùng thật sạch môi trường nước nuôi với sunfat đồng (CuSO4) 0,5 - 0,7g/m3, nước muối 3%. Sau đó trộn hỗn hợp kháng sinh Sulfadimidin và Trimethoprim vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất (tuỳ hàm lượng kháng sinh) cho ếch liên tục trong 1 tuần.
1. Ếch ăn nhau
Sở dĩ có hiện tượng này là do ếch được thả nuôi với mật độ cao trong khi thức ăn không đủ. Nếu để trong đàn ếch có sự chênh lệch lớn về kích cỡ thì dễ thể dẫn đến hiện tượng ếch lớn ăn thịt ếch nhỏ hơn. Để tránh hiện tượng này, cần thả nuôi với mật độ vừa phải, tính toán lượng thức ăn sao cho ếch đủ no, chia thành nhiều lần cho ăn trong ngày và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của ếch. Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của ếch, khi thấy ếch có sự phân đàn cần nhanh chóng phân loại, chọn những con cùng kích cỡ nuôi riêng.
2. Bệnh chướng hơi
Bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn ếch nhỏ, do ếch không tiêu hóa được thức ăn, thức ăn kém chất lượng hay ếch ăn quá nhiều. Triệu trứng của bệnh này là bụng căng to, ếch ít di chuyển và vận động khó khăn. Một số con thấy hậu môn lòi ra, ruột sưng và có màu đỏ, trong ruột có dịch lỏng lẫn thức ăn.
Để phòng bệnh, người nuôi cần phải vệ sinh, sát trùng kỹ môi trường nước nuôi và thay nước thường xuyên; chọn thức ăn chất lượng, hàm lượng protein cao, cho ăn đủ no, chia làm nhiều lần trong ngày và định kỳ bổ sung men tiêu hóa. Phải định kỳ dọn dẹp thức ăn thừa, vệ sinh và phơi khô ráo sàng ăn sau khoảng 5 giờ cho ăn.
Khi phát hiện ếch bệnh, cần ngưng cho ăn 1-2 ngày, vệ sinh, sát trùng thật sạch môi trường nước nuôi với sunfat đồng (CuSO4) 0,5 - 0,7g/m3, nước muối 3%. Sau đó trộn hỗn hợp kháng sinh Sulfadimidin và Trimethoprim vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất (tuỳ hàm lượng kháng sinh) cho ếch liên tục trong 1 tuần.
3. Bệnh đường ruột (kiết lỵ)
Bệnh này có thể xảy ra với cả ếch giống lẫn ếch lớn. Biểu hiện thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng, phân sống, hậu môn có màu đỏ và thấy có máu chảy ra khi bóp nhẹ vào hậu môn, bụng ếch bị trương và bơi lội khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng thức ăn kém, ôi thiu.
Để điều trị, trước hết phải vớt các con bị bệnh vào một thau nhỏ, tiếp đó sát trùng bể nuôi và thay nước mới. Với ếch bệnh, có thể xử lý bằng cách tắm trong nước hòa tan kháng sinh Penicilin trong 30 phút (liều 2 lọ Penicilin một triệu đơn vị cho 5 lít nước), sau đó đưa chúng sang bể nước sạch khác. Cần cho nhịn ăn 1-2 ngày rồi mới cho ăn trở lại, với thức ăn dễ tiêu hóa, lượng giảm khoảng 50% so với bình thường, đồng thời trộn kháng sinh Sunphadiazine hoặc Metromidazole vào thức ăn trong 1 tuần.
4. Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas hydrophila, với những biểu hiện thường thấy như: có những nốt chấm đỏ trên thân, tụ huyết ở gốc đùi, chân sưng, di chuyển khó, bỏ ăn, lờ đờ; giải phẫu thấy xoang bụng có hiện tượng xuất huyết, dịch lỏng màu vàng.
Để tránh bệnh, cần kiểm soát tốt môi trường nước nuôi, thay nước thường xuyên; ếch cần thả nuôi với mật độ vừa phải, tránh tiếng động lớn làm ếch hoảng loạn; cần nhanh chóng tách đàn những cá thể ếch bệnh. Định kỳ bổ sung Vitamin C vào thức ăn.
Thường điều trị bằng cách kết hợp ngâm ếch trong dung dịch Iodine 7-10 ml/m3 trong 30 phút, hay sunfat đồng phun 1,5-2g/m3, với việc trộn kháng sinh Oxytetracylin vào thức ăn trong 5-7 ngày. Tốt nhất nên đem ếch làm kháng sinh đồ tại các phòng kiểm nghiệm bệnh thủy sản, để chọn loại kháng sinh phù hợp nhất.
5. Bệnh phù mắt, vẹo cổ
Bệnh này chưa xác định được tác nhân, nhưng nhiều khả năng do vi khuẩn Pseudomonas sp. Ếch bệnh thì mí mắt có mủ, viêm sưng, màu trắng đục ở một mắt rồi lây sang mắt còn lại, gây mù cả hai mắt. Bệnh này thường đi kèm triệu trứng cổ quẹo, thân hơi nghiêng do bị cong cột sống, ếch không bơi mà chỉ xoay tròn hoặc ngửa bụng. Ếch không bắt mồi được, vài ngày sau thì chết.
Phòng bệnh bằng cách giữ môi trường luôn sạch, cho ếch ăn đủ lượng và chất. Ếch đã bệnh phải loại bỏ ngay, đồng thời khử trùng ao nuôi bằng Iodine 5-10 ml/m3 trong 6 giờ. Sau đó thay nước và dùng vôi bột hòa nước rồi lấy nước trong tạt đều khắp bể nuôi, với liều 10g/m3 liên tục 3 - 4 ngày.
6. Bệnh trùng bánh xe
Bệnh do ký sinh trùng Trichodina ký sinh trên da ếch ở giai đoạn nòng nọc khi trời nắng nóng, có gió đông. Khi đó, da ếch tiết nhiều chất nhờn tạo nên những điểm màu trắng bạc; ếch sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt.
Điều trị bằng cách dùng dung dịch Sunfat đồng 0,5 - 0,7g/m3 phun toàn bể nuôi, sau 6 giờ thì thay nước; tắm cho ếch với liều lượng 1-2g/m3 trong 10-15 phút, hay tắm nước muối 2-3% trong 10-15 phút.
7. Bệnh do nấm
Tác nhân gây bệnh là nấm Achya sp với triệu chứng toàn thân hay ở bẹn, nách ếch có những búi nấm trắng có thể thấy bằng mắt thường.
Phòng bệnh bằng cách quản lý môi trường nuôi tốt. Khi ếch bệnh có thể trị bằng cách tắm ếch với dung dịch Formalin 20 - 25 ml/m3.
8. Bệnh mủ gan
Bệnh do vi khuẩn Edwardsella gây ra (thường xảy ra trên cá tra). Ếch bệnh có những đốm trắng li ti trên gan khi giải phẫu. Chúng thường bỏ ăn, ốm, ít hoạt động.
Bệnh này có thể trị bằng cách trộn kháng sinh Ciprofloxacin hoặc Norfloxacin với sản phẩm giải độc gan (sorbitol), theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ếch nuôi còn có thể mắc một số bệnh khác, như: bệnh giun, sán khiến ếch chậm lớn; bệnh tê liệt thần kinh với triệu trứng ếch đi loạng choạng, chân co giật liên tục, dần dần bị bại liệt và chết. Những bệnh này ít khi xảy ra và chưa có thuốc đặc trị mà phải dùng thuốc chuyên dùng cho gia cầm hoặc người.
40020-ntm.00292_phong-chong-benh-cho-ech.pdf
Nguyễn Quang Trí