Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 12088
Tổng truy cập : 202,221

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Phòng chống cúm A (H5N1) lây lan từ gia cầm sang người

Bài trích tổng hợp các nguyên nhân lây nhiễm cúm gia cầm, những triệu chứng thường gặp và một số biện pháp phòng lây nhiễm: tăng cường vệ sinh ăn uống, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, đến ngay cơ sở Y tế khi có các triệu chứng.


Vi rút cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, có thể dẫn đến tử vong cho người nếu không được điều trị kịp thời. 

1. Người bị lây nhiễm cúm gia cầm như thế nào? 

- Do tiếp xúc với gia cầm và chất thải gia cầm nhiễm bệnh (trong khi chăn nuôi, vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...) hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi rút H5N1.

- Do ăn tiết canh, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín... 

2. Những triệu chứng thường gặp:

Các triệu chứng cúm A(H5N1) ở người rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm thông thường như:

- Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ.

- Đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch.

- Ho hoặc ho khan. Khó thở...

Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. 

3. Làm thế nào để phòng lây nhiễm cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người

Hiện chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng. Để chủ động phòng bệnh chúng ta cần thực hiện 4 biện pháp khẩn cấp sau: 

a) Tăng cường vệ sinh ăn uống

- Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ.

- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh.

- Không ăn tiết canh.

- Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết. 

b) Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.

- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, để nâng cao khả năng phòng bệnh.

- Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng ngày. 

c) Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

- Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe.

- Không cho gà đấu chọi, không xem chọi gà.

- Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.

- Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm.

- Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm. 

d) Hãy đến ngay cơ sở Y tế

Sốt cao trên 380C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi...Cần đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc điều trị ở nhà. /.


22229-ntm.00322_phong-chong-cum-ah5n1-lay-lan-sang-nguoi.pdf