Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 380 |
Tổng truy cập : | 567,989 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Phòng tránh bệnh tay – chân - miệng
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và virus EV71 gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bài viết hướng dẫn cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả.
Bệnh tay chân miệng (TCM) do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và virus EV71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Mầm bệnh tay- chân- miệng lây lan rộng trong cộng đồng, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tính đến thời điểm này, bệnh tay - chân - miệng xuất hiện tại 14/15 quận, huyện của thành phố và đang lây lan với tốc độ nhanh rất khó kiểm soát. Với hơn 1.200 ca bệnh trong 2 tháng đầu năm 2012, Hải Phòng đang là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ bị bệnh cao nhất cả nước. Không chỉ tập trung ở khu vực nội thành như thời điểm cuối năm 2011, bệnh đang bùng phát và có nguy cơ tăng mạnh ở khu vực ngoại thành.
1. Biểu hiện của bệnh
- Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
- Các biểu hiện: Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C. - Đau họng, chảy nước bọt liên tục. - Biếng ăn hoặc bỏ ăn. - Khó ngủ, quấy khóc, tay chân run, giật mình nhiều một cách bất thường. - Sang thương ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. - Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi. - Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
- Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
- Các triệu chứng: Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chân tay, co giật, hôn mê; - Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
2. Cách phòng tránh bệnh:
Ngày 19.8.2011, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn phòng bệnh TCM cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
- Luộc sôi hoặc ngâm Chloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Chloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị./.
P.V (tổng hợp)
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)