Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1623
Tổng truy cập : 558,926

Chăn nuôi

Phòng tránh vật nuôi chết trong vụ Đông Xuân

Để đảm bảo sự phát triển chăn nuôi gia súc nói chung và giảm tỷ lệ chết ở vật nuôi trong vụ đông xuân, người chăn nuôi cần biết nguyên nhân gây chết cho vật nuôi và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.


Người chăn nuôi cần biết các nguyên nhân gây chết cho trâu bò và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh làm giảm thiệt hại về số lượng đàn vật nuôi của gia đình và địa phương.

Tại miền Bắc nước ta, vào vụ đông xuân, nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài cùng với sương muối (thậm chí có tuyết) ở một số tỉnh núi cao làm cho thời tiết trở nên lạnh giá, khắc nghiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển, gây chết với số lượng lớn trâu bò.
Để đảm bảo sự phát triển chăn nuôi gia súc nói chung và giảm tỷ lệ chết ở trâu bò trong vụ đông xuân, người chăn nuôi cần biết các nguyên nhân gây chết cho trâu bò và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh làm giảm thiệt hại về số lượng đàn vật nuôi của gia đình và địa phương.
1. Nguyên nhân gây chết trâu bò trong vụ đông xuân:
Có nhiều nguyên nhân gây chết trâu bò trong vụ đông xuân nhưng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân dưới đây:
- Trâu bò chết do đói lâu ngày: Trời giá rét, sương muối làm cho các loại cây là thức ăn thô xanh không phát triển được dẫn đến thiếu thực ăn thô xanh. 
- Trâu bò chết do rối loạn tiêu hoá: Bổ sung thức ăn tinh cho trâu bò ăn không đúng kỹ thuật dẫn đến trâu bò bị các bệnh về tiêu hoá như liệt dạ cỏ, tiêu chảy… không can thiệp kịp thời dẫn đến chết trâu bò.
- Trâu bò chết do rét: Nguyên nhân do chăn thả rông trâu bò, không đưa trâu bò về chuồng khi trời mưa rét; chuồng trại không được che chắn tốt, lầy lội, tạo điều kiện phát sinh một số bệnh cấp tính gây chết nhanh chóng như tụ huyết trùng; chứng cước chân dẫn đến đổ ngã, suy kiệt và chết. Hoặc một số nơi thực hiện phòng chống rét cho trâu bò không đúng cách như mặc các loại áo cho trâu bò nhưng lại để trâu bò dầm mưa ngoài bãi chăn, càng làm cho chúng chết nhanh hơn. Thông thường, do đặc điểm loài thì trâu chịu rét kém hơn bò nên tỷ lệ trâu chết rét thường cao hơn bò rất nhiều.
- Trâu bò chết ngạt do sưởi ấm không đúng cách: Nhiều hộ chăn nuôi nhốt trâu bò vào chuồng kín gió, sau đó dùng các loại chất đốt như vỏ trấu, lõi ngô đốt sưởi cho chúng ngay trong chuồng suốt đêm mà không theo dõi dẫn đến trâu bò chết do ngạt khói.
- Do kế phát các bệnh nhiễm trùng: Trâu bò nhiễm mầm bệnh từ bãi chăn, đồng cỏ, chuồng trại, nguồn nước, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
2. Các biện pháp giảm thiểu trâu bò chết trong vụ đông xuân:
a. Trước khi vào vụ đông xuân:
- Định kỳ tiêu độc chuồng trại bãi chăn thả bằng các loại thuốc sát trùng.
- Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng các loại thuốc trị ký sinh trùng mỗi năm 2 lần cách nhau 6 tháng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm phòng định kỳ các bệnh truyền nhiễm gây hại trên gia súc 1 năm 2 lần như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt than.
- Chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lạnh, tránh tình trạng thiếu thức ăn trong vụ đông xuân.
- Không thả rông gia súc hoặc chăn thả gia súc khi trời mưa, gió lạnh; có biện pháp phòng chống giá rét và che mưa cho gia súc khi vận chuyển hoặc chăn thả.
- Thực hiện gia cố, che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt.
b. Khi vào vụ:
- Giữ chân móng khô, sạch, ấm (không để dính bùn, phân ướt). 
- Mặc áo ấm cho trâu bò khi nhốt trong chuồng bằng bao tải, vải bạt, chăn, chiếu… khi có rét. 
- Khi nhiệt độ dưới 10 độ C không chăn thả, Sưởi ấm đúng cách và cung cấp đủ cỏ cho trâu bò ăn. 
- Không cho trâu bò gầy yếu cày bừa. 
- Cho trâu bò uống nước ấm pha muối với nồng độ thấp (9/1000).
- Đặc biệt chú ý giữ ấm và cho bê nghé non ăn uống đầy đủ. 
c. Sau vụ đông xuân (sau rét): Không cho chăn thả quá sớm, cho ăn rơm cỏ khô lót dạ trước khi chăn thả hay cho ăn nhiều hạn chế lượng cỏ non (phòng ỉa chảy, chướng hơi)... 

 


4235-ntm.00358_phong-tranh-vat-nuoi-chet-trong-vu-dong-xuan.pdf

Nguyễn Văn Hưởng