Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 144
Tổng truy cập : 565,697

Trồng trọt

Phòng trị bệnh dòi đục lá

Để phòng và trị bệnh dòi đục lá hiệu quả, bà con cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, đối tượng gây hại, biện pháp phòng trừ theo hướng canh tác, sinh học, hóa học


1. Đặc điểm nhận biết  

- Trưởng thành là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió

- Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô mặt trên của lá trong đường đục, ấu trùng dài khoảng 3 mm. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

- Nhộng màu vàng, nâu bóng dính trên lá hoặc rơi xuống mặt đất.

2. Đối tượng gây hại

- Dòi đục lá còn được gọi là sâu vẽ bùa, đây là loài dịch hại gây hại nặng trên cây cà chua, dưa, bầu bí, đậu đỗ…Ấu trùng dòi đục lá đục vào trong lá ăn mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn ngoèo trên lá. Lá non đến bánh tẻ thường bị hại nặng

- Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm cây vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con. Khi lá bị hại nặng, nhất là những lá gần quả mới hình thành có thể làm ảnh hưởng đến năng suất. Đối với một số cây rau ăn lá, vết đục của dòi đục lá làm giảm thương phẩm.

- Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập. Dòi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng.

3. Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại (ký chủ phụ) một tháng trước khi trồng, gieo cấy đồng loạt, tập trung.

* Biện pháp sinh học: Sâu vẽ bùa có nhiều loại ký sinh, nên theo dõi mật độ và tỷ lệ lá bị hại trước khi sử dụng thuốc hóa học.

* Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 - 10 con trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack, Polytrin...


39434-ntm.001660_phong-tri-benh-gi-sat-heo-xanh-cho-hoa-cuc.pdf