Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 154
Tổng truy cập : 565,712

Trồng trọt

Phòng trị bệnh đốm vòng hại cà chua

Hướng dẫn bà con phương pháp phòng và trị bệnh đốm vòng trên cây cà chua: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây bệnh, phòng trừ bằng biện pháp canh tác, chọn giống và sử dụng thuốc


1. Đặc điểm nhận biết  

- Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở những lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen, lúc đầu vết bệnh nhỏ sau to dần, đường kính vết bệnh tới 1 – 2 cm.

- Trên thân vết bệnh hình bầu dục, lõm màu nâu xám. Chỗ phân cành thường dễ bị bệnh làm cho cành gãy gục, chết khô.

2. Điều kiện phát sinh gây bệnh

 - Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 26 – 280C. Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc vết thương, hoặc trực tiếp qua biểu bì. Trời càng nhiều mưa, nhiều sương thì bào tử phân sinh hình thành càng nhiều.

- Ở nước ta bệnh phát sinh và gây hại nặng ở cuối vụ xuân hè, đặc biệt hại nặng ở vụ muộn vì có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiểm và bệnh phát triển.

3. Biện pháp phòng trừ:

- Phòng trừ  bệnh đốm vòng cà chua chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Thực hiện chế độ luân canh trong khoảng 2- 3 năm, không luân canh với cây họ cà. Bón phân cân đối, cần chú trọng lượng kali để cây sinh trưởng tốt.

- Sử dụng giống chống bệnh như giống HP5, CS1, MV1.

- Xử lý hạt giống bằng thuốc Score ở lượng 0,3 – 2,4 gai/ 10kg hạt, TMTD 85WP ở lượng 6g/ 1kg hạt.

- Khi bệnh chớm xuất hiện trên ruộng, dùng thuốc Mancozeb 80WP với lượng 1,4 – 1,9 kg/ha hoặc Rovral 50WP ở lượng 1,5 – 1,7 kg/ha pha với 400 – 500 lít nươc. Ngoài ra có thể dùng Mirage nồng độ 0,15 – 0,2% phun ướt đều thân lá cây.


14133-ntm.001655_phong-tri-benh-dom-vong-hai-ca-chua.pdf