Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 127
Tổng truy cập : 565,679

Trồng trọt

Phòng trị bệnh giòi đục lá và bệnh gỉ sắt hại đậu tương

Chia sẻ các thông tin về bệnh giòi đục lá và bệnh gỉ sắt hại đậu tương: đặc điểm nhận biết, đặc điểm phát sinh, gây hại, tác nhân gây bệnh, biện pháp phòng trừ


1. Bệnh giòi đục lá

- Đặc điểm nhận biết

Trưởng thành là một dạng ruồi nhỏ, màu đen( giống ruồi nhà). Ruồi đẻ trứng nhiều nhất vào buổi sáng và chiều mát, trứng rất nhỏ, được đẻ rải rác ở mặt trên lá.

-âu non dạng dòi, màu trắng sữa.

Sâu hoá nhộng ở cuối đường đục trên lá hoặc ở dưới đất, nhộng màu nâu vàng nhạt.

Vòng đời trung bình 15-20 ngày, trong đó thời gian dòi 8-10 ngày.

- Đặc điểm phát sinh, gây hại

Sâu non sau khi nở đục dưới lớp biểu bì lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo màu trắng nhưng không làm thủng lá. Dòi phá hại ngay từ khi cây mới có lá mầm cho đến khi cây có 3 lá thật, cây đậu lớn ít bị hại. Mật độ dòi cao làm phần lớn lá bị hại, cây đậu sinh trưởng kém

- Biện pháp phòng trừ

Luân canh đậu tương với lúa nước.

Tỉa cây sớm, ngắt bỏ các lá, cây bị ruồi hại, vun gốc, chăm sóc cho cây đậu sinh trưởng tốt.

Phát hiện sớm sự gây hại của ruồi đục lá. Khi mật độ của ruồi lên cao, cây đậu non có triệu chứng bị hại có thể sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ: Etofenptox 50 EC, Deltamethrin 10 EC, với nồng độ 0,1 %., Dip 80WP. Địch bách trùng 90WP.

2. Bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ 

- Đặc điểm nhận biết        

Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới lá, còn mặt trên lá chỗ vết bệnh có màu vàng nâu, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt. Bệnh thường xuất hiện trên những lá tương đối già và lá bánh tẻ, bệnh có thể hại thân và quả. Bệnh nặng làm lá khô cháy, rụng sớm, quả nhỏ khô và lép.

- Tác nhân gây bệnh

Bệnh gỉ sắt đậu đỗ do nấm Uromyces appendiculatus gây ra.

- Đặc điểm phát sinh, gây hại

Nấm tồn tại bằng bào tử và sợi nấm. Bào tử hạ của nấm lan truyền theo gió.  Con người, súc vật và công cụ là môi giới truyền bệnh.

 Bào tử hạ nẩy mầm ở nhiệt độ 10 – 30 oC nhưng thích hợp nhất 16 – 22 oC. Nấm thích hợp nhất trong điều kiện ẩm độ cao trên 95 %. Giọt nước ướt trên bề mặt lá là điều kiện cho nấm nẩy mầm và xâm nhập, do đó giọt sương đêm, sương mù rất có tác dụng đối với sự phát triển của bệnh gỉ sắt. Khi trời âm u, độ ẩm không khí cao hoặc bị mưa kéo dài thì bệnh sẽ phát triển nhanh nhưng khi gặp mưa to thì lại giảm đi.

- Biện pháp phòng trừ

- Thực hiện chế độ luân canh thích hợp hàng năm với cây họ hoà thảo, không trồng đậu nhiều năm liền trên một ruộng. Chú ý chăm sóc tưới nước hợp lý, luống trồng phải cao có rãnh thoát nước.

- Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch. Cây đậu làm phân chuồng cần phải ủ hoai mục.

- Sử dụng giống chống bệnh. Chọn giống đậu ngắn ngày, trồng sớm để thu hoạch sớm, tránh thời điểm bệnh phát sinh mạnh để có thể giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra.

- Phun thuốc kịp thời và đúng lúc, phun khi bệnh chớm xuất hiện bằng thuốc đặc trị phòng trừ bệnh gỉ sắt như thuốc Lunasa, Score, Rothamil 75 WP, Newcasuran 16.6 BTN, Bonanza 100 SL…


55045-ntm.001653_phong-tri-benh-gioi-duc-la-va-benh-gi-sat.pdf