Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 154 |
Tổng truy cập : | 565,724 |
Trồng trọt
Phòng trị bệnh héo chết dây cho cây
Chia sẻ với bà con phương pháp phòng trị bệnh héo chết dây cho cây trồng: đặc điểm nhận biết,điều kiện phát sinh gây hại, đảm bảo nước cho cây không dư thừa, bón phân cân đối, sử dụng phương pháp hóa học…
1. Đặc điểm nhận biết
- Nguyên nhân do các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia, Fusarium, Pythium...
- Những loài nấm này còn gây ra các bệnh héo, thối gốc, chết cây con ở nhiều loài cây trồng khác nhau.
Rễ và cổ rễ gốc bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất cả các lá trên cây biến màu vàng, cây héo và bị chết
2. Điều kiện phát sinh gây hại
- Nguồn nấm bệnh tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, chúng có khả năng sống rất lâu ở trong đất. Khi ở dạng hạch nấm chúng có thể tồn tại trong những điều kiện môi trường bất lợi.
- Trong điều kiện thuận lợi, nấm xâm nhập cây trồng qua vết thương rễ, cổ rễ.
- Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to, gió lớn gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt.
3. Biện pháp phòng trừ
- Trong mùa mưa phải lên luống cao, thoát nước. Đảm bảo đủ nước cho cây nhưng không để thừa nước.
- Bón phân cân đối. Đặc biệt nên dùng phân ủ mục không dùng phân hữu cơ tươi.
- Có thể dùng nước phân ủ mục để tưới cho cây tăng cường tính chống chịu bệnh của cây.
- Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, kinh nghiệm một số nông dân khi dùng nước phân ủ để tưới cũng có thể làm giảm bệnh do trong nước phân ủ có nhiều vi sinh vật đối kháng.
* Hóa học:
- Xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học.
- Dùng các loại thuốc trừ bệnh như Rovral, Benlat C, Ridomil MZ, Validacin, Bendazol … khi thấy bệnh có khả năng phát sinh mạnh.
39634-ntm.001662_phong-tri-benh-heo-chet-day-cho-cay.pdf