Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 142
Tổng truy cập : 565,694

Trồng trọt

Phòng trị bệnh héo vi khuẩn (héo xanh) cho cây

Để phòng trị bệnh héo vi khuẩn (héo xanh) cho cây, bà con lưu ý: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây hại, các biện pháp phòng trừ, biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học


1. Đặc điểm nhận biết        

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum.

Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.

Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn

2. Điều kiện phát sinh gây bệnh      

Xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.

Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành.

Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.

3. Biện pháp phòng trừ

Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.

* Biện pháp canh tác:

- Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.

- Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút.

- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.

- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.

* Biện pháp cơ giới vật lý:

- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

- Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái.

* Biện pháp hóa học:

Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh.

 


55145-ntm.001654_phong-tri-benh-heo-xanh-cho-cay.pdf