Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 146 |
Tổng truy cập : | 565,703 |
Trồng trọt
Phòng trị bệnh khảm vàng và nhện đỏ hại đậu tương
Chia sẻ với bà con một số thông tin vềđặc điểm nhận biết, tác nhân gây hại,đặc điểm phát sinh, phát triển và phương pháp phòng và trị bệnh khảm vàng và nhện đỏ hại đậu đỗ
1. Bệnh khảm vàng
- Đặc điểm nhận biết
Bệnh làm héo lá cong lại và rũ xuống. Bề mặt phiến lá lồi lõm, xen với màu xanh có các vết màu vàng sáng. Lá bị bệnh trở nên giòn, vàng và lồi lõm.
Virus tạo ra những đường biến vàng ngoằn ngoèo trên bề mặt lá cây đậu.
- Tác nhân gây bệnh
Bệnh do virus BTMV (Bean yellow mosaic Virus) gây ra.
- Đặc điểm phát sinh, gây hại
Sự lây lan từ cây bệnh sang cây khoẻ do rệp muội là chủ yếu. Ngoài ra virus hại cây đậu còn có khả năng truyền qua hạt giống. Bệnh làm lá cây, quả không phát triển.
- Biện pháp phòng trừ
Phát hiện và loại bỏ cây bệnh. Thực hiện thâm canh đậu.
Lấy hạt giống từ những cây khoẻ. Ruộng đậu không bị bệnh.
Diệt côn trùng môi giới và vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để hạn chế bệnh lây lan.
2. Nhện đỏ hại đậu đỗ
- Đặc điểm nhận biết
Con trưởng thành dài cở 0,5 mm, màu đỏ nâu, có 8 chân.
Con non nhỏ hơn, cũng có màu đỏ nâu có 6 chân.
Trứng hình tròn, màu vàng nhạt, rất nhỏ, được đẻ dưới mặt lá.
- Đặc điểm phát sinh, gây hại
Nhện đỏ phát triển mạnh khi trời nóng, khô hạn, cây được bón nhiều phân đạm.
Con trưởng thành và con non chích hút nhựa ở mặt dưới lá, có thể xuất hiện trên những lá già làm cho lá bị nhăn.
Nhện chích hút lá tạo ra các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định. Vết chích lúc đầu có mầu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu huyết dụ, toàn bộ lá bị vàng. Khi mật độ cao chúng tấn công cả trên lá non và ngọn, tạo nên một lớp tơ dày bao kín toàn bộ ngọn và lá non. Cây bị hại nặng lá héo và rụng, không ra hoa kết quả được.
- Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng.
Bón phân cân đối.
Luân canh với cây trồng khác họ
Dùng các thuốc đặc trị: Comite, Nissorun, Rufast, Supracide…
Chú ý: Dùng thuốc hóa học nhiều dễ gây hiện tượng kháng thuốc đối với nhện đỏ, do nhện đỏ có khả năng quen và kháng thuốc cao, đồng thời tiêu diệt thiên địch của nhện đỏ.
39734-ntm.001663_phong-tri-benh-kham-vang-va-nhen-do-hai-do.pdf