Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 423
Tổng truy cập : 562,513

Chăn nuôi

Phòng trị bệnh ký sinh trùng máu trên gà

Bài trích hướng dẫn bà con tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng máu trên gà: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh, bệnh tích, phương pháp chẩn đoán, biện pháp và và điều trị bệnh


1. Nguyên nhân

- Do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra.

- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu gà như muỗi, đặc biệt là muỗi dĩn.

- Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm như mùa xuân, hạ là giai đoạn sinh sản và phát triển của muỗi.

2. Triệu chứng

- Thời gian nung bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khoẻ của gà.

- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào, tích tím tái, nhợt nhạt, trắng bệch. Tỷ lệ gà bị triệu chứng này tăng dần.

- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương.

- Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm đột ngột. Có những con bị chết ở thể cấp tính giai đoạn đầu có biểu hiện miệng ộc ra máu tươi;

- Thông thường gà yếu dần và chết. Quan sát quá trình bệnh có thể thấy một số con chết với biểu hiện xuất huyết ở miệng và mũi. Tuy nhiên gà chết không ồ ạt mà chết lác đác, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đầu thường chết về ban đêm, sau chết bất cứ lúc nào, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không can thiệp kịp thời.

3. Bệnh tích

- Gà chết thường biểu hiện chân khô, lông xơ xác, mào, tích nhợt nhạt;

 - Máu loãng, khó đông.

- Mổ khám thấy:

+ Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu;

+ Gan, lách sưng to và bở nát. Một số trường hợp thận tăng sinh và dễ vỡ;

+ Ruột dày lên, đôi khi có biểu hiện uốn lượn như nhìn bên ngoài chiếc lò xo. Có thể quan sát thấy các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa;

+ Dạ dày tuyến dày lên, bên trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh;

+ Một số trường hợp trong xoang bụng chứa đầu máu do gan bị vỡ.

 4. Chẩn đoán

* Dựa vào mùa vụ, lứa tuổi và triệu chứng

 - Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn;

- Thường ở đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.

* Dựa vào triệu chứng:

- Gà sốt cao, giảm ăn, giảm uống;

- Giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản;

- Nền chuồng thấy rải rác có phân màu xanh lá cây.

* Dựa vào bệnh tích đặc trưng

- Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu;

- Gan, lách sưng to và bở nát;

- Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa;

- Dạ dày tuyến dày, trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh

5. Phòng bệnh

* Vệ sinh phòng bệnh

- Phát quang môi trường xung quanh chuồng nuôi.

- Ngăn ngừa côn trùng đốt gà. Diệt côn trùng: ruồi, muỗi bằng các thuốc: FDONA, PERMETHYL 50EC, ICON 2.5EC...

- Vệ sinh, phun thuốc sát trùng định kỳ 1 lần/tuần toàn khu vực chăn nuôi.

* Tăng cường sức đề kháng

Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực như: vitamin, thuốc bổ gan và men tiêu hoá để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

6. Điều trị

Sử dụng thuốc đặc trị, có thể điều trị theo phác đồ sau:

- Thuốc đặc tri: Các thuốc nhóm Sunpha ( thường dùng Sunphamonomethoxin liều 1g/8kg thể trọng gà) hoặc DAIMENTON liều 1g/10 kg thể trọng gà.

- Liệu trình 3 - 5 ngày.

- Cách sử dụng: Vì thuốc đắng, gà khó uống nên cần cho gà uống trực tiếp từng con. Nếu đàn gà đông cho uống theo nước cần để gà nhịn khát trước khi uống nước có pha thuốc.

- Trường hợp trộn cám cần trộn dần dần thuốc với thức ăn (theo định lượng) để thuốc có đều trong thức ăn gà sử dụng trong ngày.

- Kết hợp với dùng thuốc đặc trị cần :

+ Bổ sung vitamin tổng hợp để gà chóng hồi phục.

+ Phun thuốc diệt muỗi toàn khu chăn nuôi, bên trong chuồng phun thuốc nền chuồng, tường và bạt che để tránh tái nhiễm do muỗi, dĩm truyền bệnh.


77424-ntm.001868_phong-tri-benh-ki-sinh-trung-mau-tren-ga.pdf

Liên Hương