Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 357 |
Tổng truy cập : | 562,255 |
Chăn nuôi
Phòng trị bệnh lợn chửa, đẻ quá ngày
Tìm hiểu về bệnh lợn chửa, đẻ quá ngày: biểu hiện của bệnh, phác đồ điều trị, cơ chế trị bệnh
Thời gian mang thai của lợn nhà trung bình 114 ngày, biến động cho phép từ 102-128 ngày. Vượt quá giới hạn trên được gọi là lợn chửa quá ngày và tất cả những trường hợp có chửa vượt quá giới hạn đó đều cần phải can thiệp.
1. Biểu hiện của bệnh
Thông thường: Gần đến ngày đẻ lợn vẫn sa lầm sữa nhưng đến ngày đẻ lợn không có biểu hiện cắn ổ. Lợn ăn uống tốt, sau đó lầm sữa teo đi, âm hộ trở lại trạng thái bình thường.
Một số trường hợp khác thấy: Có nhiều chất dịch chảy ra từ tử cung mầu đỏ hoặc mầu nâu nhạt lẫn mủ trắng hoặc toàn mủ trắng. Mỗi lần động dục thấy nước chảy ra nhiều hơn bình thường, bốc mùi thối, sau một thời gian có vẩy khô mầu đen đó là trường hợp thai bị mềm nhũn (Cần khám kỹ để không nhầm với viêm nội mạc tử cung). Nếu trường hợp thai bị chết vào mùa hè, vi khuẩn xâm nhập làm các tổ chức phân giải sinh ra khí, các khí sinh ra làm thai trương lên, tử cung dãn mất tính co bóp. Dịch mầu hồng chảy ra từ âm hộ có mùi thối. Lợn bỏ ăn, bụng chướng to rất dễ trúng độc và bại huyết. Đây là trường hợp thai bị thối rữa phải kịp thời lấy thai ngay.
2. Phác đồ điều trị
Bước 1: Cố định lợn nái: dùng ván hoặc cửa gỗ ép lợn về một góc chuồng. Dùng dây buộc mõm trên của lợn sau đó kéo treo dây lên hoặc vật lợn nằm ngửa để can thiệp.
Bước 2: Dùng ống dẫn tinh quản đưa qua cổ tử cung. Thụt từ 3-5 lít nước xà phòng 0,1-0,2% vào tử cung (tuỳ theo trọng lượng từng con). Khi đã bơm hết số nước xà phòng ấn định, dùng tay vỗ mạnh vào mông lợn, rút tinh quản ra và thả lợn.
Bước 3: Đỡ đẻ: 12-48 giờ sau, lợn có biểu hiện cắn tổ đẻ.
Các trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp 1: Đẻ bình thường không cần can thiệp trong quá trình đẻ.
Trường hợp 2: Thai bị khô cứng nằm ở tử cung. Nếu tử cung đã mở chúng ta thụt tiếp nước xà phòng để tử cung không bó chặt lấy thai và làm trơn đường sinh dục sau đó lôi thai ra; nếu cổ tử cung chưa mở tiếp tục bơm nước xà phòng, chờ cổ tử cung mở thì lấy thai ra. Nếu 2 ngày chưa thấy lợn có biểu hiện đẻ chúng ta có thể tiêm thuốc gây sảy thai như: Oestrogenum folliculinum với liều 2.000-4.000 UI hoặc dùng Hexoestrolum với liều 4.000-6.000 UI.
- Các trường hợp thai bị mềm nhũn, thai bị thối rữa chúng ta đều thụt nước xà phòng và nhanh chóng lấy hết thai ra.
- Các trường hợp trên sau khi tử cung đã mở có thể tiêm bắp Oxytoxin với liều 10-40 UI nhằm tăng cường co bóp của tử cung tống thai đã chết ra ngoài.
Bước 4: Thụt rửa tử cung bằng thuốc sát trùng Rivanol 10/00 hoặc Lugol 0,1-0,2%...; Tiêm Oxytoxin để tống các chất bẩn ra ngoài; Thụt dung dịch kháng sinh: Penicilin + Streptomycin (3-4 triệu đơn vị) để chống nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng toàn thân như: sốt, kém ăn... thì dùng kháng sinh điều trị từ 2-3 ngày, phối hợp với trợ sức, trợ lực.
3. Cơ chế trị bệnh
Đẻ là mối tương tác phức tạp của nội tiết, thần kinh và các tác nhân cơ khí. Chính vì vậy, trong các trường hợp thai quá ngày, thai khô cứng... việc thụt nước xà phòng đã tạo ra nhân tố Stress. Bản thân nước xà phòng đã kích thích làm tăng nhu động cơ tử cung ở liều thấp, nhu động mạnh ở liều cao. Mặt khác nó tác động lên vỏ não trực tiếp là Hypothalamus tiết ra chất kích thích, các chất này tác động đến thuỳ sau tuyến yên tiết ra Oxytoxin làm tăng cường co bóp tử cung đẩy thai ra ngoài.
http://nguoichannuoi.vn/benh-lon-chua-de-qua-ngay-fm634.html
27748-ntm.002066_phong-tri-benh-lon-chua-de-qua-ngay.pdf