Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 171 |
Tổng truy cập : | 565,768 |
Trồng trọt
Phòng trị bệnh phấn trắng và đốm đen hại hoa hồng
Tìm hiểu đặc điểm nhận biết, triệu chứng, quy luật phát triển, phát sinh và gây hại, nguyên nhân, biện pháp phòng và trị bệnh phấn trắng và đốm đen hại hoa hồng
1. Bệnh phấn trắng hại hoa hồng
- Triệu trứng
Trên phiến lá có một lớp bột trắng như sương từng đám, cũng có khi phủ gần kín cả phiến lá, làm cho phiến lá có màu xanh vàng.
- Quy luật phát sinh, phát triển, gây hại
Bệnh xuất hiện từ tháng 2, hại nặng tháng 3-4. Hại chủ yếu trên các lá non, ngọn non, có khi cả trên thân, cành, nụ hoa. Các giống lá to và mỏng dễ bị nhiễm bệnh như giống hồng đỏ Pháp, Phấn hồng Trung Quốc. Các giống kháng bệnh có Malina, đỏ tươi Trung Quốc, VR1.
- Biện pháp phòng, trừ
Chọn giống kháng bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Làm thông thoáng mặt luống, trồng đúng mật độ, không trồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, cây và lá nhận được nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà lưới, nhà kính cần chú ý tăng cường thông gió, giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm.
Bón phân cân đối, không bón dư thừa đạm.
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phun phòng và phun trừ: Vimonyl 72 BTN, Vicarrben 50 DHP, Rovral, Ridomil, Anvil (phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì).
2. Bệnh đốm đen hoa hồng
- Triệu trứng
Triệu chứng dễ nhận biết là vết bệnh có hình tròn màu đen hoặc xám, quanh đốm có lớp lông nhung nhỏ, bên ngoài viền vàng, đường kính vết bệnh từ 1 đến 2,5cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh.
Bệnh làm lá rụng sớm, cây xơ xác, hoa ít và nhỏ. Nếu bị nặng, lá rụng rất nhanh, trơ lại vài lá, làm cây suy tàn và chết. Bệnh có thể gây hại với tỷ lệ lớn, lên tới 80%, thậm chí 100%.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Dipbocarpon Rose gây ra.
- Quy luật phát sinh, phát triển, gây hại: Bệnh thường xuất hiện từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5, giảm dần từ tháng 9 đến tháng 10 và ngừng hẳn trong tháng 11. Những vùng có mùa đông ấm áp bệnh phát triển quanh năm. Bệnh hại nặng trên các giống hồng, đặc biệt là giống hồng vàng Trung quốc, Rola, Vạn tuế đỏ, Malina, Samansa, Car đỏ, hồng Đà Lạt và gây hại chủ yếu trên lá, thân, cành non, đế hoa.
- Biện pháp phòng, trừ
Dùng giống kháng bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cành, lá bị bệnh đem đốt để tránh lây lan.
Có thể phun thuốc phòng bệnh trước khi đọt non xuất hiện và phun liên tục, vụ hè mỗi tuần phun 2 lần, bệnh nhẹ 7-10 ngày phun 1 lần. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Anvil 5SC, Daconil 500 SC, Mydobutanil, Flusi Laza (theo hướng dẫn trên bao bì) để phun trừ.
27341-ntm.001640_phong-tru-benh-phan-trang-va-dom-den-hai-hoa-hong.pdf