Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 141 |
Tổng truy cập : | 565,693 |
Trồng trọt
Phòng trị bệnh thán thư hại đậu đỗ
Chia sẻ với bà con kinh nghiệm phòng và trị bệnh thán thư hại đậu đỗ: đặc điểm nhận biết, nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh gây hại, gieo hạt và xử lý hạt, luân canh, sử dụng thuốc phòng trừ bệnh
1. Đặc điểm nhận biết
- Quả có vết đục, có phân đùn ra, bóc ra thấy thấy sâu non ở trong.
- Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.
- Trên lá cây đã lớn, vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn hoặc bất định. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau chuyển sang nâu sẫm, có viền màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen, cuối cùng vết bệnh khô rách lá.
Trên cuống lá và thân cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây còi cọc, lá vàng dễ rụng.
Bệnh còn phá hại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng không đậu quả.
- Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng hoặc màu xám, lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu nâu đỏ.
- Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu hoặc màu đen. Bình thường vết bệnh chỉ ở bề mặt hạt, đôi khi vào tận phôi hạt.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra.
3. Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh thán thư phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt độ tương đối thấp. Ẩm độ không khí dưới 80%, nhiệt độ dưới 13 0C bệnh có thể ngừng phát triển
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 16-200C. Ở nước ta bệnh thường phát sinh phá hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm ướt kéo dài trong vụ đông xuân, nhất là trên những ruộng đậu đỗ trũng thấp, nước ứ đọng nhiều.
4. Biện pháp phòng, trừ
- Trồng các giống đậu đỗ chống bệnh .
- Gieo hạt ở vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Vun gốc cao, tránh ứ đọng nước vào mùa mưa.
- Chỉ lấy hạt ở những cây, ruộng không bị bệnh để làm hạt giống cho vụ sau.
- Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học có khả năng thấm sâu để diệt sợi nấm
- Sau thu hoạch thu gọn sạch tàn dư cây, quả bị bệnh đem đốt kết hợp cày sâu để vùi lấp tàn dư
- Bón phân cân đối giữa N, P, K.
- Thực hiện luân canh với cây trồng nước.
- Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời : dùng Zinep 80WP; Baycor 25WP; Score 250 ND; Daconil 50WP.
21819-ntm.001673_phong-tri-benh-than-thu-hai-dau-do.pdf