Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 349
Tổng truy cập : 562,246

Chăn nuôi

Phòng trị bệnh tiêu chảy, đầy hơi ở lợn rừng

Chia sẻ với bà con kinh nghiệm về phòng trị bệnh tiêu chảy và đầy hơi ở lợn: từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp phòng và trị bệnh


1. Phòng trị bệnh tiêu chảy

- Triệu chứng: Lợn sốt nhẹ, biếng ăn, bỏ ăn, suy nhược do mất nước nhiều, phân lúc đầu có thể táo, sau tiêu chảy. Nếu thấy phân loãng, thối khẳm do bệnh phó thương hàn, phân sền sệt do vi khuẩn, phân loãng màu trắng bệnh ỉa phân trắng, phân lỏng toàn nước là dịch tả... Lợn đi lại xiêu vẹo, xù lông... dẫn đến tử vong.

- Nguyên nhân: Bệnh tiêu chảy ở lợn rừng do nhiều nguyên nhân:

Do virus: Các virus (Rota virus, caclici virus, carona virus, Peste virus...) gây nên bệnh tiêu chảy lây truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang khoẻ hoặc truyền gián tiếp qua nước tiểu, nước mũi, nước mắt, dụng cụ chăn nuôi, phân, rơm rác... gây nên bệnh viêm ruột, dạ dày, tiêu chảy truyền nhiễm, dịch tả...

Do vi khuẩn: Vi khuẩn Clostridium, Salmonella, E.coli, Erysipelothrix gây bệnh tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi, miệng, đường tiêu hoá gây bệnh thối ruột hoại tử, tiêu chảy,... Ngoài ra còn có cầu khuẩn, trực khuẩn amíp gây tiêu chảy kiết lị.

Do ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun lươn, giun tóc, sán... lây nhiễm qua phân, nước tiểu, nước uống, rau sống... gây bệnh tiêu chảy.

Do thức ăn: Các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu chất, nấm mốc, ôi thiu, nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thức ăn quá nhiều đạm cũng gây nên tiêu chảy

- Phòng trị bệnh

Phòng bệnh: Tuân thủ quy trình nuôi, tiêm phòng thuốc thú y, vaccin dịch tả, thương hàn, đóng dấu cho lợn từ 21-40 ngày sau đẻ. Tiêm sắt, B12 cho heo từ 3-5 ngày tuổi 1ml/con, cho heo mẹ từ 3-5ml trước khi đẻ 2-3 tuần; dùng Levamisol tiêm 1ml cho 10kg trọng lượng để tẩy nội ký sinh trùng cho lợn. Tăng cường kiểm tra thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại...

Trị bệnh: Tìm rõ nguyên nhân, loại bỏ ngay những tác nhân gây bệnh, như nếu do thức ăn phải dừng ngay không cho ăn loại thức ăn đó, do ký sinh trùng phải dùng thuốc diệt ngay, do vi khuẩn dùng kháng sinh Tetra Fura 1g/5kg trọng lượng, Ampi Septol 1ml/8kg trọng lượng, Chlortetradexa dùng cho lợn con 1-3ml/con, lợn từ 25-50kg dùng 5-10ml/con, lợn 50-100kg/con dùng 10-20ml/con. Chú ý, nên mời cán bộ thú y đến theo dõi, chăm sóc...

2. Phòng trị bệnh sình bụng đầy hơi

- Triệu chứng: Tự nhiên thấy bụng lợn phình to ra, da bụng bị căng tột độ...

- Nguyên nhân: Đây là hậu quả của việc lợn rừng ăn phải những cây cỏ hay thức ăn dễ lên men, hoặc ăn phải thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu. Những thức ăn này khi vào dạ dày của lợn ngoài việc khó tiêu hoá còn lên men rất nhanh và tạo nhiều hơi làm cho bụng lợn bị chương to.

- Phòng, trị bệnh

Phòng bệnh: Đề phòng bệnh về đường tiêu hoá, cần cho heo ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng…

Trị bệnh: Khi lợn rừng mắc bệnh có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy của heo cho uống hoặc chích ngừa

 


65042-ntm.001622_benh-tieu-chay-day-hoi-o-lon-rung.pdf