Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 367
Tổng truy cập : 562,274

Chăn nuôi

Phòng trị bệnh tụ cầu trùng, viêm ruột, viêm mũi ở thỏ

Giới thiệu thông tin về đặc điểm nhận biết, triệu chứng, nguyên nhân, bệnh tích và biện pháp phòng, trị một số bệnh ở thỏ: bệnh tụ cầu trùng, bệnh viêm ruột, bệnh viêm mũi


1. Bệnh tụ cầu trùng

- Triệu chứng: Thỏ nghiêng đầu có nguyên nhân khối u ở não. Thỏ cái vô sinh do nguyên nhân khối u ở tử cung buồng trứng. Khi khối u ở dưới gan bàn chân bị cọ xát trên đáy lồng chuồng tạo thành vết loét thấm máu, mưng mủ gọi là bệnh loét gan bàn chân. Các khối u dưới da có thể nắn vuốt được, lúc đầu thấy cứng, sau đó mềm dần và sưng to lên

- Nguyên nhân: Do vi trùng Staphylococus xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, xây sát ngoài da. Từ tụ điểm ngoài da, vi trùng sinh sản nhanh gây viêm cục bộ và tạo thành khối u ở dưới da hoặc vi trùng theo đường máu vào cơ thể qua nội tạng tạo nên apse ở phổi, gan, não, tuyến sữa, tử cung, buồng trứng,...

- Biện pháp phòng trị bệnh

Phòng bệnh: Tránh xây sát, vết thương ngoài da: Đáy chuồng nhẵn, thường xuyên vệ sinh sát trùng lồng chuồng. --- Nếu trên da có vết xây sát phải bôi thuốc sát trùng ngay. Hàng ngày phải kiểm tra núm vú thỏ mẹ xem con có cắn cào không. Phải cách ly những con có khối u sau khi mổ để tránh lây lan mầm bệnh sang con khác.

Trị bệnh: Cắt lông xung quanh, sát trùng bằng thuốc tím hoặc cồn iốt xung quanh các vết loét, khối u dưới da. Khi khối u đã mềm thì dùng dao mũi nhọn chích một lỗ, bóp hết dịch mũ như bã đậu ra và sát trùng xung quanh sau đó nhỏ, rắc thuốc kháng sinh như cloroxit, sunfamit vào. Cần điều trị 2 – 3 ngày liền thì vết thương mới khỏi được.

2. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm

- Triệu chứng: Lông xù, kém ăn, sốt cao, phân lỏng và thối, đôi khi lẫn dịch nhờn màu trắng, lông quanh hậu môn và vùng bụng bị thấm bết cả dịch và phân.

- Nguyên nhân: Do vi trùng nhiều loại, chủ yếu là E.coli nhiễm trong thức ăn, nước uống, khi bú mẹ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi của thỏ.

- Bệnh tích: Niêm mạc ruột non dày, có lớp dịch màu vàng – xám nhạt phủ lên, có nhiều điểm kết hạt màu trắng lấm chấm bằng hạt kê dày đặc nổi lên trên lớp niêm mạc. Trong khoang bụng chứa nhiều dịch thể màu hồng đỏ. Trên bề mặt các chuỗi hạch thận, nách có những gốc hoại tử trắng nổi lên. Ở niêm mạc ruột già nhiều khi cũng thấy các vùng xuất huyết.

- Biện pháp phòng, trị bệnh: Dùng Streptomycin pha loãng 1/20 cho uống 2-4 lần/ngày, mỗi lần uống 1-2ml, uống 203 ngày liền. Cần kết hợp uống nước chiết xuất từ các cây cỏ sữa, nhọ nồi và tiêm hoặc uống các sinh tố A, B để tăng khả năng phục hồi sức khoẻ

3. Bệnh viêm mũi thỏ

- Triệu chứng: Thỏ bị viêm mũi sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở và thở có tiếng ran, sau đó có dịch mủ chảy ra và sốt. Thỏ thường lấy hai chân trước dụi mũi, nên lông phía trong hai bàn chân trước rối dính bết lại.

- Nguyên nhân: Xoang mũi thỏ có rất nhiều vách ngăn phức tạp trong đó thường chứa đọng các vi khuẩn tiềm sinh và bụi bặm. Nếu bị tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiết đột ngột, gió lùa mạnh, ẩm thấp, vận chuyển đường dài thỏ mệt nhọc... thì bệnh viêm mũi phát ra, đôi khi kết hợp với bệnh khác như tụ huyết trùng, tụ cầu trùng… thì bệnh trở nên nặng và phức tạp hơn.

- Biện pháp phòng, trị bệnh

Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tạo nên môi trường phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi vận chuyển đi xa cần tránh mưa nắng, gió lùa mạnh, lồng vận chuyển phải có vách ngăn, có đồ lót khô, sạch, không nhốt quá chật để thỏ đè lên nhau.

Trị bệnh: Khi thỏ mới bị viêm mũi cần phải thay đổi môi trường hợp vệ sinh và nhỏ thuốc như Chloramphenicol, Streptomycin, Kanamycin vào hai lỗ mũi, mỗi ngày nhỏ hai lần cho đến khi khỏi. Nếu bị nặng thì cần tiêm thêm streptomycin lieu 0,1g/kg thể trọng hoặc tiêm Kanamycin với liều 0,05 g/kg thể trọng trong 3 ngày liền.

 


70951-ntm.001786_benh-tu-cau-trung-viem-ruot-o-tho.pdf