Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 201 |
Tổng truy cập : | 561,902 |
Chăn nuôi
Phòng trị bệnh viêm cơ trên bò sữa
Bài viết giới thiệu quy trình kỹ thuật phòng trị bệnh viêm cơ trên bò sữa: đặc điểm bệnh, nguyên nhân chính gây bệnh, triệu chứng phát hiện bệnh, cách điều trị ở thể cấp tính và thể mãn tính, biện pháp phòng bệnh
1. Đặc điểm
Bệnh gây ra những khối to tại các vị trí như cơ bắp, cơ đùi, tạo thành bọc có mủ dẫn đến vùng cơ bị xơ (Áp-xe). Đây không phải là bệnh lây lan truyền nhiễm, nhưng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sản xuất trên bò sữa.
2. Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính:
- Do tác động cơ học: là sự va chạm mạnh do bò bị hoảng sợ, chạy nhảy đụng vào gây tổn thương vùng cơ mà không được quan tâm điều trị tích cực.
- Do tác động hóa học: việc tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, kim tiêm không đúng kích cỡ cho từng vị trí tiêm; hoặc do loại thuốc tiêm có chất nhủ dầu không hấp thu được vào máu, gây hiện tượng viêm cơ (áp-xe) tại vị trí tiêm thuốc.
3. Triệu chứng
Có hai dạng viêm cơ:
- Thể cấp tính: có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau ngay ở vị trí bị viêm, bò giảm ăn, thân nhiệt tăng cao (39 – 40 độ C), năng suất sữa giảm nhẹ.
- Thể mãn tính: không có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau nhưng tại vùng cơ bị viêm nổi cục u cứng. Nếu không được điều trị, khối u ngày càng phát triển to dần, vùng cơ tại chỗ viêm căng cứng, mất cảm giác.
4. Điều trị
a. Thể cấp tính:
- Dùng kháng sinh Amoxillin 20ml/con/ngày, liên tục trong 3 ngày.
- Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: Analgine + Vitamin C, liên tục trong 3 ngày.
b. Thể mãn tính:
- Gây tê xung quanh vùng viêm bằng Novocain (liều 20ml/ con), sau đó phẩu thuật lấy hết chất dịch mủ trong khối u nơi bị viêm ra.
- Đặt ống dẫn để vết thương tiết dịch viêm ra trong những ngày sau khi phẩu thuật.
- Dùng Penecilline bột bơm trực tiếp vào vết thương liên tục trong 1 tuần.
- Tiêm kháng sinh Amoxilline 20ml/ con/ ngày, liên tục trong 1 tuần.
Chú ý: giữ vệ sinh sạch sẽ nơi vết thương và không sử dụng sữa trong suốt thời gian điều trị bệnh.
5. Phòng bệnh
- Nắm vững kỹ thuật khi tiêm thuốc cho bò, tránh gây những ổ viêm (áp-xe).
- Bố trí chuồng trại hợp lý, mật độ vừa phải. Tránh những kích động hoặc rượt đuổi làm bò bị va chạm, tổn thương.
http://nguoichannuoi.vn/benh-viem-co-tren-bo-sua-fm509.html
70748-ntm.002098_benh-viem-co-tren-bo-sua.pdf