Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2943
Tổng truy cập : 1,161,518

Nuôi trồng thủy, hải sản

Phòng trị bệnh xuất huyết và đỏ chân ở ếch

Bài trích chia sẻ các thông tin về bệnh xuất huyết và bệnh đỏ chân ở ếch: triệu chứng, nguyên nhân, bệnh tích, phương pháp phòng bệnh và cách điều trị


1. Bệnh xuất huyết ở ếch

- Triệu chứng

Nòng nọc mắc bệnh bụng chứa đầy nước, nhìn bụng thấy trong suốt và gợn một ít chấm màu, mắt và bọng có hiện tượng tụ máu, da và đuôi có biểu hiện tấy nát. Nòng nọc sắp chết thường quay đảo trong nước. Ếch lớn mắc bệnh trong bụng không có nước, trên da có các chấm trắng hoặc chấm đỏ viêm loét, mồm và mũi ứa ra một ít máu, khi bệnh nặng trong phân có lẫn máu, tự nhiên thấy ếch biếng ăn hẳn là dấu hiệu báo trước sắp bị bệnh, từ khi mắc bệnh đến khi chết chỉ trong mấy giờ.

- Nguyên nhân: Bệnh xuất huyết ở ếch do loại vi khuẩn đơn bào khí ôn hòa gây ra.

- Bệnh tích: Giải phẫu thấy xuất huyết ở hầu hết cơ quan nội tạng.

- Phòng, điều trị bệnh

Khi nhiệt độ hạ từ cao xuống thấp thì nên tăng mức mước cho sâu thêm, nhất là ban đêm giữ cho nhiệt độ không tụt xuống quá nhiều, mỗi lần thay nước không nên thay lượng quá lớn.

Cách chữa trị: Tiêu độc nước bằng Chlo mạnh nồng độ 0,3gam/métkhối trộn với Nalectin nồng độ 0,1 gam/mét khối xả xuống khắp ao liền trong 3 ngày. Đồng thời cho ăn thức ăn trộn thước Methylsulffonemycin 30 mg trộn với Auremin 50 mg dùng liền 5 – 6 ngày.

 

2. Bệnh đỏ chân ở ếch trâu

- Triệu chứng: Khi có dịch, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết đều rất cao. Ếch mắc bệnh tỏ ra lờ đờ uể oải, nhảy rất kém, bụng chứa đầy hơi, bên trong đùi, bắp vế và bụng xuất hiện nhiều mần đỏ, khi sắp chết ếch bị ôn, ỉa ra máu.

- Nguyên nhân: Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn đơn bào nhả khí háo nước, vi khuẩn nhánh nhờn thuốc Calcium acetate bệnh hay phát ở ếch trưởng thành, cao điểm vào tháng 7 – 9 hàng năm.

- Bệnh tích: Mổ khám thấy bụng đọng nước, gan, thận sưng to, lách và gan chuyển sang màu đen.

- Phòng, điều trị bệnh:

Định kỳ khử độc ao, cải thiện chất lượng nước, có thể sử dụng thước nước Chlo mạnh nông độ 0,3 gam/mét khối hoặc vôi sống nồng độ 30 gam/mét khối, hai loại này phải dùng giãn cách nhau mỗi tuần một lần.

Ngâm ếch bị bệnh trong dung dịch Sulfaguanidine 20% sau 2 ngày sẽ khỏi bệnh.

Dùng nước mối 10 – 15% chà xát chỗ vết thương ếch.

Ếch bệnh ngâm trong dung dịch Fermenganat kali 30 gam/mét khối từ 5 – 10 phút, không ngâm cả ếch mà chỉ ngâm chỗ đau, sau đó tiêm 40 ngàn đơn vị quốc tế thuốc qingdai meisu, ngày hôm sau lặp lại như vậy.

Khi xuất hiện phải khử độc bằng Chlo nồng độ 0,5 gam/mét khối hoặc thuốc tẩy 1 gam/mét khối, đồng thời trộn Sulfametho xazolum (SMZ) tổng hợp theo tỷ lệ mỗi kg ếch cho 50 mg SMZ cho ăn trong 1 ngày. Sau 2 – 7 ngày thì giảm liều lượng xuống còn một nửa, hoặc dùng Norfloxacin với tỷ lệ mỗi kg ếch trộn 30mg vào thức ăn cho ăn liền 3 – 4 ngày.


80544-ntm.001532_benh-xuat-huyet-va-do-chan-o-ech.pdf