Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 413 |
Tổng truy cập : | 562,402 |
Chăn nuôi
Phòng trị một số bệnh thường gặp trên lợn
Giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng và trị một số bệnh trên lợn: bệnh giun đũa, bệnh lợn gạo, bệnh sán lá ruột lợn
1. Bệnh giun đũa
- Nguyên nhân: Do một loài giun giống như chiếc đũa có tên là Ascaris suum ký sinh ở ruột non của lợn.
- Triệu chứng: Bệnh gây tác hại với lợn lớn không rõ. Với lợn choai từ 2 - 6 tháng tuổi có các triệu chứng sau: lợn chậm lớn, xù lông, gầy còm. Trong thời kỳ di hành của ấu trùng từ ruột lên phổi gây cho lợn viêm phổi và ho.
- Phòng, điều trị bệnh: Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán cho lợn, ủ phân diệt trứng giun, vệ sinh chuồng trại.
Trị bệnh: Có thể dùng các loại thuốc sau: Nimisol 1gr cho 5 kg thể trọng; Tayzu 1gr cho 10 kg trọng lượng trộn vào thức ăn. Tốt nhất nên cho lợn ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, có thể dùng thêm các thuốc trị khác: piperazin, levamyzon…
2. Bệnh lợn gạo
- Nguyên nhân: Do sán dây ở người gây ra. Trứng sán trong phân người nhiễm vào lợn qua đường tiêu hoá, phát triển thành ấu trùng nhiễm vào máu và cư trú ở mọi nơi như cơ, não và các cơ quan nội tạng (tim, phổi, gan...).
- Triệu chứng:
Tuỳ vào mức độ nhiễm bệnh mà lợn có những biểu hiện sau:
Lợn kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn.
Dưới da và trong thịt có nhiều nốt cục lổn nhổn nhất là vùng xung quanh mạch máu. Mạch máu tắc nghẽn bởi những hạt gạo lợn, lợn có thể bị liệt hay què có khi kiệt sức mà chết.
- Phòng, điều trị bệnh
Phòng bệnh: Không sử dụng phân tươi để bón cho các cây làm thức ăn cho lợn. Trước khi sử dụng phải được ủ có rắc vôi bột.
Trị bệnh: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh gạo lợn mà chỉ dùng biện pháp phòng bệnh.
3. Bệnh sán lá ruột lợn
- Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.
- Triệu chứng: Lợn kém ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, da khô, lông xù. Lợn con chậm lớn, thường xuyên ỉa chảy, ngủ hay nghiến răng. Lợn nái nhiễm sán lá thưòng nuôi con kém do ít sữa, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu.
- Phòng, điều trị bệnh
Phòng bệnh: Hạn chế cho lợn ăn rau, bèo, rong sống, khi cho lợn ăn rau sống phải rửa sạch.
Vệ sinh chuồng trại định kỳ. Toàn bộ chất thải, phân rác,..được đem ủ để diệt trứng sán. Không dùng phân tươi, nước giải mới để tưới cho cây làm thức ăn xanh của lợn.
Trị bệnh: Dùng Nimisol (1g cho 5 kg thể trọng), trộn vào thức ăn cho lợn ăn vào buổi sáng khi đói.
3627-ntm.001780_phong-tri-mot-so-benh-thuong-gap-tren-lon.pdf