Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 86 |
Tổng truy cập : | 565,564 |
Trồng trọt
Phòng trị sâu khoang hại cây
Tìm hiểu thông tin về sâu khoang hại cây: đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại, biện pháp hóa học, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học để phòng trừ sâu khoang
1. Đặc điểm nhận biết
Sâu giai đoạn trưởng thành
- Sâu trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vằn đen trắng, cánh sau màu hơi trắng.
Giai đoạn trứng
- Trứng được đẻ thành ổ ở mặt dưới lá và được phủ một lớp lông bảo vệ. Một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng.
Giai đoạn sâu
- Sâu non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng.
- Nhộng dài 18 – 20 mm, màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Nhộng thường nằm trong đất.
2. Đặc điểm gây hại:
- Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, màu. Là đối tượng gây hại nặng trên rau muống. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
- Sâu non có 6 tuổi, sâu tuổi nhỏ ăn biểu bì của lá, sâu tuổi lớn ăn cả thịt lá chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây.
3. Biện pháp phòng trừ:
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.
* Biện pháp sinh học:
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...
- Dùng bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt diệt trưởng thành có hiệu quả.
* Biện pháp hóa học:
Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. Chú ý phun khi sâu còn nhỏ tuổi (sâu tuổi 1 – 2).
5654-ntm.001779_phong-tri-sau-khoang-hai-cay.pdf