Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 59 |
Tổng truy cập : | 565,533 |
Trồng trọt
Phòng trị sâu tơ hại cây
Tìm hiểu thông tin đặc điểm nhận biết và đối tượng gây hại của sâu tơ hại cây. Hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu tơ hại cây: biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, biện pháp hóa học,…
1. Đặc điểm nhận biết
- Bướm thân dài 6mm, sải cánh trung bình là 15 mm màu nâu xám, mép cánh trước có ba dấu hình tam giác màu nâu nhạt ngả trắng, cánh sau có màu xám và có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh sát thân.
- Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt.
- Sâu non nhỏ màu xanh nhạt, hai đầu nhọn phân đốt rất rõ, dài 10mm – 13mm.
- Sâu non gặm phía dưới lá thành từng lỗ để lại lớp biểu bì ở mặt trên. Từ tuổi 2 sâu ăn thủng lá thành từng vết nhỏ lỗ chỗ, bị nặng làm cây không phát triển được: bắp cải không cuốn, su hào nhỏ.
- Nhộng màu càng nhạt được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp nằm dưới mặt lá.
2. Đối tượng gây hại
- Sâu tơ gây hại quanh năm, gây hại nặng trong vụ đông xuân. Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu tơ phá hại bộ lá của cây, đặc biệt nghiêm trọng khi sâu tấn công ở giai đoạn mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt.
3. Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm bắt mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh; Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ.
* Biện pháp canh tác: Bố trí thời vụ thích hợp; Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô… nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ; Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng; Tưới phun mưa vào buổi chiều có tác dụng ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu con có thể bị rửa trôi.
* Biện pháp hóa học: Dùng các loại chế phẩm hoá học có nguồn gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin…Dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid…
Lưu ý: Sâu tơ là loài có khả năng rất dễ quen hoặc kháng thuốc, vì vậy nên dùng luân phiên các loại thuốc hoá học để phòng, trừ.
http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&idmuc=SBHR13
4152-ntm.001778_phong-tri-sau-to-hai-cay.pdf