Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 153
Tổng truy cập : 565,710

Trồng trọt

Phòng trị sâu xanh sọc trắng và sâu xanh da láng hại cây

Giới thiệu với bà con đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ sâu xanh sọc trắng và sâu xanh da láng hại cây


1. Phòng trị sâu xanh sọc trắng

* Đặc điểm nhận biết  

- Trưởng thành: Là loại bướm có màu trắng bạc, cánh có đường viền nâu xung quanh, đầu và 2 đốt ngực cũng có màu nâu, cuối đốt bụng cũng có màu nâu và chùm lông của cơ quan sinh sản có màu vàng nâu

- Trứng: hình ô van hơi nhọn. Ấu trùng: màu sắc thường thay đổi, nhưng có màu xanh lá cây ở tuổi lớn, có 5 tuổi, dài khoảng 18 -25 mm

- Sâu non tuổi nhỏ gặm nhu mô trừ lại biểu bì, tuổi lớn có thể cắn thủng lá, gặm vỏ quả.

- Nhộng: chuyển từ màu xanh sang màu nâu khi phát triển. Nhộng thường nằm trong các lá bị cuốn lại.

* Đặc điểm gây hại

- Sâu xanh gây hại chủ yếu trên cây thuộc họ dưa, bầu, bí. Sâu non thường cuốn hoặc gập một hoặc nhiều lá non lại với nhau. Sâu non ăn lá, mật độ cao chúng có thể cắn trụi lá chỉ chừa lại gân lá, ngoài ra chúng còn gặm ăn vỏ trái non làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Sâu xanh gây hại trong suốt cả vụ, gây thiệt hại năng suất giai đoạn cây con, hình thành trái.

* Biện pháp phòng trừ:

- Nhiều loại thuốc hóa học có thể dùng để trừ sâu xanh có hiệu quả cao như Cyperin, Sherzol, Vertimex, Tập kỳ...

- Dùng thuốc khi sâu còn nhỏ.

- Khi dưa có trái nên dùng thuốc sinh học như nhóm thuốc gốc BT cũng có hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

2. Phòng trị sâu xanh da láng 

* Đặc điểm nhận biết:  

- Trưởng thành là loại bướm đêm màu trắng xám hơi ngả nâu

- Trứng để thành ổ, có lớp lông trắng vàng phủ.

- Sâu non có màu xanh nhạt, da bóng láng trên lưng có năm sọc, 2 sọc ở mỗi bên hông rất to và đậm, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng.

- Nhộng màu nâu sẫm hay đỏ sẫm thường ở trong đất.

* Đặc điểm gây hại

Sâu xanh gây hại

- Sâu xanh da láng gây hại trên nhiều loại rau khác như hành, cà chua, lạc, đậu bắp, đậu đỗ…Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá.

Sâu non mới nở tập trung cùng nhau ăn lá, sau tuổi 2 chúng nhanh chóng di tản sang cây khác. Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm ruộng bắp cải, bông cải xơ xác.

* Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác:

Trước khi trồng cần đưa nước làm ngập ruộng để diệt nhộng.

Cày ải phơi ruộng để diệt sâu và nhộng.

Vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng.

Mật độ trồng thích hợp.

Bón phân cân đối hợp lý cũng là biện pháp hạn chế bớt sâu bệnh phát triển.

- Biện pháp cơ học:

Ngắt ổ trứng và thu sâu non khi sâu non đang sống tập trung quanh ổ.

- Biện pháp hóa học:

Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin…. Lưu ý: Nên dùng luân phiên các loại thuốc.


71445-ntm.001649_phong-tri-sau-xanh-soc-trang-va-sau-xanh-da-lang.pdf