Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1699
Tổng truy cập : 559,356

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Phòng trị viêm loét miệng ở trẻ

Loét miệng, viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, nướu. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt… có thể uống các thuốc như Prednisolon, Colchicin (thuốc điều trị bệnh gút) hoặc Cimetidin (thuốc điều trị dạ dày) để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng nặng và lâu lành.


Loét miệng, viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, nướu. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt…

Các vết loét thường có hình tròn hoặc hình ô van, tổn thương nông hình lòng chảo, đáy có màu vàng nhạt hoặc màu trắng với một viền đỏ viêm xung quanh. Vị trí ổ loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, ở chân nướu, khẩu cái, dưới lưỡi. Có thể có một hoặc nhiều ổ loét ở cùng hoặc ở các vị trí khác nhau trong khoang miệng.

Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng một tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào. Viêm loét miệng thường tự khỏi sau một đến hai tuần mà không để lại một di chứng nào. Tuy vậy, trong một số trường hợp, cần phải sử dụng một số liệu pháp như súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa steroid như dexamethason để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Thuốc kháng sinh như Doxycyclin chống bội nhiễm làm giảm đau, giảm viêm, làm mau lành vết loét nhưng hiện nay ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em.

Cũng có thể uống các thuốc như Prednisolon, Colchicin (thuốc điều trị bệnh gút) hoặc Cimetidin (thuốc điều trị dạ dày) để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp viêm loét miệng nặng và lâu lành. Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrat bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều các thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, giấm…). Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng… cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.

Cuối cùng, việc thay đổi các thói quen ăn uống không đủ chất, thức đêm nhiều, làm việc quá sức cũng như tránh các căng thẳng, các stress về mặt tâm lý, tạo một sự hài hòa, thoải mái trong cuộc sống cũng sẽ tránh được những phiền hà do viêm loét miệng gây ra.

 

22956-ntm.002701_phong-tri-viem-loet-mieng-o-tre.pdf


Lê Trung Ngân