Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 48
Tổng truy cập : 561,308

Chăn nuôi

Phòng trị viêm vú trên dê nuôi

Chia sẻ các thông tin về bệnh viêm vú trên dê nuôi: nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, phương pháp điều trị, biện pháp phòng bệnh.


Viêm vú trên dê nuôi là bệnh thường gây hại trên dê trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết dê nếu không điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân

Viêm vú là dạng viêm tuyến sữa và bầu vú của con vật. Bệnh thường được gây nên bởi các vi khuẩn Staphylococcus spp, Corynebacterium spp, Streptococcus spp hoặc một số chủng E.coli… Bệnh xảy ra chủ yếu do vệ sinh môi trường và quy trình vắt sữa không đúng kỹ thuật. Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật làm mầm bệnh lẫy nhiễm vào núm vú và bầu vú. Một số bệnh khác cũng kế phát viêm vú như viêm tử cung, viêm ruột, các vế thương ở bầu vú…
Bệnh viêm vú xảy ra có thể do 1 trong các nguyên nhân nêu trên hoặc lồng ghép vào nhiều nguyên nhân, thường bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân cùng tác động.

2. Triệu chứng

Tùy thuộc vào thời điểm và mức độ của bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên bệnh viêm vú có những biểu hiện thường thấy như sau:
Triệu chứng chủ yếu là sưng, đỏ, đau vùng bầu vú. Thông thường có thể quan sát sự biến đổi tổ chức của vú và của sữa. Vú bị viêm sẽ thay đổi màu sắc từ màu hồng nhạt đến màu đỏ thẫm hoặc đen và bầu vú trở nên lạnh (như khi vú bị viêm thể hoại thư). Viêm vú thể hoại thư thường làm chết dê mẹ và nếu có được điều trị khỏi thì vú viêm cũng sẽ bị hỏng.

Sữa ở vú mắc bệnh có màu sắc rất thay đổi: Nhợt nhạt, vàng thẫm, vàng nhạt có lẫn mủ hay máu, hoặc lợn cợn đông vón hay có lẫn các tổ chức bị hoại tử. Sữa có thể bình thường hoặc loãng hơn. Tổ chức ở bầu vú có thể bị dày lên hoặc phù thủng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hầu hết các thể viêm vú thường kết hợp với nhau. Có trường hợp dê bị mắc bệnh nhưng không rõ các triệu chứng lâm sàng, dạng này thường làm giảm sản lượng sữa đến 25%.

3. Chẩn đoán

Hiện nay có nhiều phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm vú, nhưng phương pháp chuẩn đoán California Mastitis Test (CMT) được sử dụng rộng rãi hơn. Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm là phương pháp chuẩn đoán chính xác nhất và còn có thể xác định được phác đồ kháng sinh trong điều trị bệnh.

4. Điều trị

Một số chế phẩm thuốc có thể dùng tiêm trực tiếp vào tuyến sữa (qua cửa mở của núm vú), các chế phẩm này chủ yếu là kháng sinh dạng mỡ được đóng trong các ống bơm nhựa để có thể bơm trực tiếp vào bầu vú. Theo PGS.TS Trương Văn Dung, khi dê bị viêm vú do nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể điều trị như sau:

- Dùng nước muối nóng vệ sinh bầu vú và núm vú sạch sẽ.

- Sau đó nhúng núm vú, chỗ vú bị xước vào cồn Iodine 10% 1 lần/ngày/5 - 7 ngày liền.

- Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: Amoxycillin hoặc Flofenicol hoặc Doxycillin, tiêm bắp 1 lần/ngày/5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Dùng thuốc Cafein + Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cho uống chất điện giải GLUCO-C 10 ngày liền.

- Dùng thuốc Catosal 10% tiêm bắp 1 lần/ ngày/5 ngày liền.

- Bổ sung Vitamin ADE + B - Complex, khoáng chất premix vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.

- Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Khi bệnh nặng nên sử dụng một số kháng sinh tiêm bắp nhằm hạn chế, hay tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn không cho xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Tuy nhiên các độc tố sản sinh ra khi vi khuẩn chết sẽ phá hỏng bầu vú và làm dê chết. Do vậy, chăm sóc dê chu đáo sau và trong thời viêm vú là rất cần thiết. Vì dê bị viêm phải được vắt sữa ít nhất 3 lần/ngày. Rửa bầu vú bằng nước nóng (chườm) có tác dụng giảm sưng và viêm.

5. Phòng bệnh

Cần làm tốt công tác chọn giống, thực hiện tốt các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho dê. Bao gồm phải vệ sinh sạch sẽ trước khi vắt sữa, rửa bầu vú bằng nước ấm và sạch, có thể sử dụng xà phòng nếu vú quá bẩn, không dùng giẻ bẩn hay cũ để lau vú vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ con này đến con khác. Bầu vú phải luôn được sạch sẽ, khô ráo. Khi vắt sữa phải theo đúng quy trình kỹ thuật. Không nên chăn thả dê cái tự do trong thời kỳ gần đẻ và đang tiết sữa để tránh xây xát bầu vú (khi bầu vú quá to). Không nên để bất cứ vật gì trong chuồng trại có nguy cơ làm tổn thương bầu vú. Nếu dê hay húc nhau nên cắt bỏ sừng. Không nên dùng sữa của dê viêm vú cho dê con bú.


60652-ntm.002393_phong-tri-benh-viem-vu-tren-de-nuoi.pdf