Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 111
Tổng truy cập : 565,613

Trồng trọt

Phòng trừ bệnh đốm nâu và bạc lá hại cây lúa

Chia sẻ thông tin về các bệnh đốm nâu và bệnh bạc lá hại cây lúa: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát triển bệnh, biện pháp phòng trừ.


1. Phòng trừ bệnh đốm nâu

- Triệu chứng:

Vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa. Trong thời kỳ ngâm ủ, bệnh làm cho rễ mầm bị thối đen, lá mầm bị biến dạng, nếu bị nặng cây mầm bị chết hoặc phát triển không bình thường.

Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh  bầu dục màu nâu đậm hơn. Vết bệnh gây hại trên hạt có màu nâu, sau biến màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt và là nguồn bệnh cho vụ sau.

- Nguyên nhân gây bệnh:

 Bệnh do nấm Curvularia sp gây ra

- Điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn.  Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

 - Biện pháp phòng trừ:

  Xử dụng các giống ít nhiễm bệnh trên những vùng thường xuyên bị nhiễm bệnh này.

Đảm bảo xuống giống, gieo cây đúng thời vụ; cung cấp đủ nước cho vùng khô hạn; tăng cường bón sớm vôi và các loại phân hữu cơ hoai mục.

Xử lý hạt giống trước khi gieo. Sử dụng Carban 50SC ngâm giống theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì trong 16-24 giờ, sau đó rửa bằng nước sạch và ủ bình thường.

Trừ bệnh bằng cách phun Tilt Super 300 EC hay Bonanza 100SL trước khi lúa trỗ.

 

2. Phòng trừ bệnh bạc lá 

- Triệu chứng:

Bệnh thường xuất hiện từ mép lá, lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có khi vết bệnh xuất hiện từ giữa phiến lá rồi lan rộng ra. Vết bệnh lan theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.

Thời tiết ẩm hoặc vào sáng sớm trên vết bệnh có giọt dịch màu vàng, vàng đục chứa vi khuẩn (gọi là keo vi khuẩn). Bệnh nặng làm cho toàn bộ phiến lá lúa bị khô cháy. Hạt bị lép lửng.

- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn  Xanthomonas oryzicola gây ra

- Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:

Bệnh hại nhiều trong điều kiện mưa to, bão, lúa ở giai đoạn đòng - trỗ. Ở miền Bắc, bệnh thường hại nhiều trong vụ Mùa.

Bón nhiều đạm lúa xanh tốt bệnh nặng. Đất hẩu chua trũng bệnh nặng. Giống bản lá to, phàm ăn năng suất cao bệnh nặng.

- Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư trên ruộng khi thu hoạch. Cày bừa kỹ, những ruộng bị bệnh ở vụ trước cần bón 20 - 30 kg vôi bột/sào (360m2) trước khi gieo trồng. Dùng giống kháng bệnh, tuyệt đối không được để giống lúa cho vụ sau ở những ruộng đã bị bệnh. Trồng cây khoẻ, chăm sóc bón phân cân đối và hợp lý, tuyệt đối không bón thừa đạm. Khi ruộng bị nhiễm bệnh ngừng bón đạm, kali, ngừng phun phân bón qua lá và chất kích thích sinh trưởng cây trồng; Dùng thuốc Sasa, Xanthomix, Staner, Kasumil,... phun khi tỷ lệ diện tích lá bị bệnh ≥ 20 % theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Khi bệnh dừng phát triển tiếp tục chăm sóc bình thường./.

http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&idmuc=SBHL09


26449-ntm.001775_-benh-dom-nau-va-bac-la-lua.pdf