Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1700
Tổng truy cập : 559,375

Trồng trọt

Phòng trừ bệnh hại trên khoai tây

Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ một số bệnh hại và sâu hại trên cây khoai tây: sâu xám (Agrotis ipsilon), bệnh Virus, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh lở cổ rễ


Phòng trừ bệnh hại trên khoai tây

 

 1. Sâu xám (Agrotis ipsilon)

Sâu xám phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại giai đoạn cây còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng.

- Phun thuốc phun đều trên đất để xử lý đất trước khi trồng hoặc phun vào chiều tối ướt đều gốc cây con như: Basudin 50EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS…

2. Bệnh Virus

Nguyên nhân: Bệnh do virus gây nên

Điều kiện phát sinh gây hại: Vi rus lan truyền do rệp chích hút từ cây bị bệnh truyền sang cây khỏe hoặc lây truyền qua vết thương cơ giới. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết ấm áp, nhiệt độ 20 – 300 C, nhiều nắng, ít mưa.

Triệu chứng bệnh:

- Bệnh virus xoăn lùn: Cây bị bệnh có lá xoăn lại, cây còi cọc và thấp lùn xuống. Cây bị nhẹ thì lá bị nhăn, phiến lá gồ ghề không phẳng, phiến lá có màu xanh đậm xen kẽ xanh nhạt trông không bình thường, củ nhỏ và ít củ.

- Bệnh virus khảm lá: Trên phiến lá của những cây bị bệnh có những vết đốm màu vàng nhạt xen với màu xanh tự nhiên của lá tạo thành vết khảm lốm đốm. Lá cũng hơi biến dạng, lá nhỏ lại, mép hơi cong, mặt lá hơi gồ ghề.

Biện pháp phòng trừ: Hiện nay, bệnh virus chưa có loại thuốc hóa học nào có thể trừ được, vì vậy nên phòng bệnh bằng cách: Sử dụng giống sạch bệnh; Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tiêu hủy cây bị bệnh; Phun trừ môi giới truyền bệnh (rệp) bằng các loại thuốc trừ rầy như: Actara 25WG, Penalty 40WP...

3. Bệnh héo xanh

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum

Điều kiện phát sinh gây hại: Nhiệt độ ấm 25-35oC, độ ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao

Triệu chứng: Cây đang xanh, thân và lá héo rũ đột ngột. Lá cây bị bệnh có thể hồi phục một vài ngày vào buổi sớm và ban đêm khi sương xuống độ ẩm không khí cao. Bệnh nặng thì gốc cây bị thối nhũn.

Biện pháp phòng trừ: Bệnh lây lan rất nhanh, hiện ch­ưa có thuốc hoá học phòng trừ, vì vậy nên phòng bệnh bằng cách sử dụng giống sạch bệnh; Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tiêu hủy cây bị bệnh.

4. Bệnh mốc sương

Nguyên nhân: Do nấm (Phytophthora infestans) gây ra.

Điều kiện phát sinh gây hạị: độ ẩm cao, mây mù (sương đêm), nhiệt độ từ 18-220C.

Triệu chứng: Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở gân lá, gân lá có màu nâu, thâm đen, sau đó mép lá xuất hiện các đốm nhỏ màu xám, hơi ướt, mặt dưới vết bệnh xuất hiện lớp mốc trắng như sương. Bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị khô. Trên thân, vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá.

Biện pháp phòng trừ: Bệnh phát triển rất nhanh nên cần phun phòng bệnh trước khi dự báo thời thiết có mây mù, sương đêm hoặc phun trừ khi bệnh mới gây hại (phun cả mặt trên và mặt dưới lá để trừ bào tử nấm) bằng thuốc Booc độ nồng độ 1%, Ridomil Gold 68 WP, Daconil 500 SC hoặc Zinep 80WP…

5. Bệnh lở cổ rễ

Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani

Điều kiện phát sinh gây hại: Nhiệt độ ấm xung quanh 200C, ẩm độ đất cao

Triệu chứng: Nấm phát triển và phá hoại ở gốc cây, phần thân cây phía dưới và giáp mặt đất bị thắt lại, cây héo và chết.

Biện pháp phòng trừ:

Khi trồng, không lấp đất quá dầy, cây mọc chậm sẽ dễ bị bệnh.

Dùng thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole… để phun phòng trừ.

2532-ntm.003119_phong-tru-benh-hai-tren-khoai-tay.pdf


Th.S Phan Thị Hương