Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 124 |
Tổng truy cập : | 565,676 |
Trồng trọt
Phòng trừ bệnh thối ngọn và thối rễ trên cây dứa
Để phòng trừ bệnh thối ngọn và thối rễ trên cây dứa hiệu quả, bà con cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, tác nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh phát triển bệnh…
1. Đặc điểm nhận biết
Giai đoạn cây con dễ nhiễm bệnh thối ngọn. Đặc điểm nhận biết đầu tiên các lá nõn có màu vàng hoặc hơi nâu, phần tâm ngọn dứa bị thối làm các lá ngọn bị héo, nhổ rút lên dễ dàng, chổ gốc lá bị nhũn nước và thối, có một vạch đen giữa phần lá bị thối và phần chưa bị thối, bẹ lá nơi bị thối có mùi rất hôi.
Bệnh thối rễ làm hệ thống rễ bị chết, các lá bên ngoài trở nên mảnh khảnh và chết dần từ chóp lá vào, cây rất dễ nhổ do không còn rễ bám
2. Tác nhân gây bệnh :
Bệnh do nấm phytopthora cinnamori gây nên.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa trên các ruộng ẩm thấp và đọng nước. Nấm Phytophthora lưu tồn trong đất khi gặp mưa nhiều, ẩm độ cao, chúng sinh sản rất nhanh và tấn công bộ rễ, ngọn dứa gây thiệt hại nghiêm trọng.
4. Biện pháp phòng trừ
Mặt luống trồng dứa phải cao ráo, thoát nước tốt. Phải có hệ thống mương rãnh thoát nước trong mùa mưa, không để bộ rễ bị ngập úng.
Làm đất kỹ, phơi ải.
Nên trồng dứa vào những ngày nắng ấm, ít mưa, đất khô ráo.
Khi phát hiện có bệnh hoặc khi điều kiện thuận lợi cho bệnh ở giai đoạn dứa mới trồng hoặc sắp ra hoa gặp trời mưa kéo dài cần phải phun ngừa bệnh bằng thuốc Acrobat 90/600 WP (30 g/bình 8 lít) thường xuyên 10-15 ngày/lần
21819-ntm.001672_phong-tri-benh-thoi-ngon-tren-dua.pdf