Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 162
Tổng truy cập : 565,752

Trồng trọt

Phòng trừ bệnh vàng lá Greening

Để phòng trừ bệnh vàng lá Greening, bà con cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, tác nhân gây hại, đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh, biện pháp phòng trừ đồng bộ và diện rộng, phun thuốc hóa học định kỳ,…


1. Đặc điểm nhận biết:

 - Lá: Trên cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh, người ta thường gọi vàng lá gân xanh.

- Quả: Cây ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh cây vừa mang quả vừa có hoa. Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược. Trên quả bị bệnh hạt thường bị thui đi, có màu nâu.

- Rễ: khi bị bệnh hệ thống rễ cây cũng bị thối nhiều, đa số những rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

- Sự kết hợp giữa các Đặc điểm nhận biết trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá Greening.

2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Gram âm sống trong mạch dẫn của cây.

3. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh

- Khả năng lây truyền bệnh vàng lá gân xanh phụ thuộc vào nguồn cây bệnh, côn trùng môi giới là rầy chổng cánh, thông qua mắt ghép và cành chiết nhiễm bệnh. Ở các vườn trồng dày, bị bệnh nặng.

4. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng biện pháp phòng trừ đồng bộ và diện rộng trong vùng mới đạt hiệu quả cao.

- Cách ly nguồn nhiễm bệnh.

- Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh.

- Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.

- Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ.

- Diệt rầy chổng cánh bằng biện pháp phun thuốc hóa học định kỳ để bảo vệ các đợt lá non vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng: Trebon, Midan, Nitox, Ofatox


71245-ntm.001646_phong-tru-benh-vang-la-greening.pdf