Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 157
Tổng truy cập : 565,747

Trồng trọt

Phòng trừ bọ trĩ hại cây rau

Chia sẻ với bà con kinh nghiệm phòng trừ bọ trĩ hại cây rau: đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại, biện pháp phòng trừ theo phương pháp canh tác, vật lý, sinh học, hóa học…


1. Đặc điểm nhận biết 

 - Là loại côn trùng nhỏ rất khó nhìn bằng mắt thường. Trưởng thành dạng thon có màu vàng đậm hoặc nâu đen. Trứng nhỏ màu vàng nhạt thường đẻ ở búp lá

 - Trĩ non hình dạng giống trưởng thành có màu trắng vàng đến vàng, không có cánh.

2. Đặc điểm gây hại

 - Bọ trĩ gây nặng thời kỳ cây con trên nhiều loại cây rau khác nhau như các loại cà, đậu, ớt, dưa bầu bí…Trưởng thành và bọ non chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém.

- Trưởng thành và trĩ non thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn dưa quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết.

- Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

3. Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Che phủ bằng rơm rạ, ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ, che phủ bằng lá thuốc lá có thể tiêu diệt bọ trĩ. Tưới nước mạnh trên lá cũng có thể rửa trôi bọ trĩ. Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con.

* Biện pháp vật lý: sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành.

* Biện pháp sinh học: Khuyến khích hoặc sử dụng các loài bọ rùa, ong ký sinh Ceranisus sp.

* Biện pháp hóa học: Có nhiều loại thuốc có hiệu quả như Confidor, Hopsan, Trebon, Cyperin, Pyrinex… phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao. Có thể dùng dầu khoáng.


27441-ntm.001642_phong-tru-bo-tri-hai-rau.pdf